- Căn cứ công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2014 của Tổng cục Hải quan các trường hợp xuất khẩu hàng hóa không có Hợp đồng thương mại (phi mậu dịch) khai báo theo mã loại hình H21. Trường hợp Công ty xuất khẩu hàng hóa như đã nêu không có hợp đồng thương mại mà chỉ có thoả thuận về hàng mẫu và không thanh toán nên công ty có thể mở tờ khai theo mã loại hình H21. Trường hợp Công ty xuất cho đối tác là DNCX sản phẩm để làm mẫu, trong hợp đồng thể hiện rõ không thanh toán thì mở tờ khai theo loại hình H21
- Căn cứ công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2014 của Tổng cục Hải quan các trường hợp xuất khẩu hàng hóa không có Hợp đồng thương mại (phi mậu dịch) khai báo theo mã loại hình H21. Trường hợp Công ty xuất khẩu hàng hóa như đã nêu không có hợp đồng thương mại mà chỉ có thoả thuận về hàng mẫu và không thanh toán nên công ty có thể mở tờ khai theo mã loại hình H21. Trường hợp Công ty xuất cho đối tác là DNCX sản phẩm để làm mẫu, trong hợp đồng thể hiện rõ không thanh toán thì mở tờ khai theo loại hình H21
“Suất học bổng” là từ viết đúng chính tả. Nó cũng khá giống với nghĩa “suất quà”, một phần quà, phần thưởng mà bạn nhận được nhưng thường có giá trị lớn hơn. Còn “xuất học bổng” là từ viết sai chính tả và không có nghĩa.
“Đột xuất” là một tính từ, được sử dụng để mô tả một sự kiện xảy ra bất ngờ mà không có sự chuẩn bị hay tính toán trước. Ví dụ như: đột xuất trời mưa, đột xuất thầy giáo xuất hiện, bài kiểm tra đột xuất,... Một số từ đồng nghĩa với đột xuất có thể kể đến như: Đột nhiên, đột ngột,...
Ngược lại, đột suất là một cụm từ không có ý nghĩa trong tiếng Việt, không xuất hiện và không được công nhận trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và viết.
Như vậy, có thể kết luận rằng "đột xuất" là từ đúng chính tả, trong khi "đột suất" là một sai lầm chính tả.
“Năng suất” là một danh từ, dùng để mô tả hiệu suất của lao động trong quá trình sản xuất và làm việc, được đánh giá thông qua số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc thực hiện trong một đơn vị thời gian cụ thể (ví dụ: Trả công theo năng suất lao động; tăng cường năng suất hoạt động của máy).
Ngoài ra, nó cũng áp dụng cho việc đo lường sản lượng đạt được trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: Giống mía để đạt năng suất cao).
Ngược lại, từ "năng xuất" không mang ý nghĩa hay ứng dụng cụ thể nào.
"Sơ" có thể hiểu là sơ sót, thiếu sót. "Suất" có nghĩa là phần chia cho từng người theo mức đã định. Ví dụ: suất cơm (khẩu phần cơm đã được chia từ trước), suất học bổng (khoản tiền được cấp cho một học sinh, sinh viên,…), suất đất (phần đất được chia cho một người),…
Khi ghép hai từ này với nhau thành "sơ suất" có nghĩa là không cẩn thận, không chú ý đúng mức để có sai sót. Một số từ đồng nghĩa với sơ suất là: sơ sẩy, sơ sểnh, sơ ý.
Ngược lại, khi ghép 2 từ sơ và xuất theo ý nghĩa mà Chanh Tươi Review đã trình bày ở đầu bài thì nó tạo thành một từ không có ý nghĩa.
Như vậy, sơ suất là từ viết đúng chính tả và có ý nghĩa.
"Sản" (động từ) là "làm sinh ra"; "xuất" là "ra". Do đó, từ "sản xuất" (động từ) có nghĩa là tạo ra của cải vật chất nói chung (ví dụ: Sản xuất lương thực); "sản xuất" (danh từ) để chỉ hoạt động tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động (ví dụ: Sản xuất nông nghiệp).
Còn từ "sản suất" không có nghĩa.
Bạn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng từ suất hay xuất như thế nào cho đúng. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu nhất, dễ gây tranh cãi nhất. Bạn cùng xem nhé!
"Đề xuất" là một phần quan trọng của quy trình đưa ra ý tưởng, giải pháp, hoặc các sáng kiến cải tiến cho một vấn đề cụ thể hoặc giải quyết một vấn đề. Vậy, liệu "đề xuất" hay "đề suất" mới là từ đúng chính tả?
Theo phân tích ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng "đề xuất" là từ đúng, trong khi "đề suất" là từ sai và không mang ý nghĩa.
Sự nhầm lẫn này chủ yếu xuất phát từ cách phát âm giữa "s" và "x" khá giống nhau, làm cho nhiều người ở các địa phương phát âm không đồng đều giữa hai âm này và dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc sử dụng "đề xuất" và “đề suất.”
"Cơm suất" thường chỉ việc cơm được bán theo phần với giá cố định, ví dụ như phần cơm 25.000đ sẽ bao gồm cơm, rau, đậu, trứng với lượng nhất định.
Ngược lại, "xuất cơm" lại mang ý nghĩa là động từ, hành động xuất cơm - đưa cơm ra cho người nhận, người mua.
"Chiết xuất" là quy trình trong lĩnh vực sinh học và hóa học, nhằm tách một chất/sản phẩm từ chất/sản phẩm gốc ban đầu. Tùy trong từng trường hợp, từ chiết xuất có thể thuộc động từ hoặc danh từ.
"Chiết suất" của một vật liệu là đại lượng vật lý thể hiện khả năng làm biến đổi hướng của ánh sáng khi nó đi qua môi trường của vật liệu đó, có thể bị khúc xạ ở mặt phân cách. Được biểu thị bằng tỷ số giữa tốc độ ánh sáng trong chân không và tốc độ pha của bức xạ điện từ trong vật liệu, thường được ký hiệu là n.
Trong 2 từ “xuất quà” và “suất quà” thì từ “suất quà” là từ viết đúng chính tả và có ý nghĩa. Nó có nghĩa là một phần quà đã được chuẩn bị trước đó, có thể có giá trị lớn hoặc nhỏ, về mặt vật chất hoặc tinh thần mang giá trị hỗ trợ.
Theo các từ điển, chỉ có từ “xác suất” (danh từ) để chỉ số đo phần chắc của một biến cố ngẫu nhiên (ví dụ: Kiểm tra xác suất; xác suất trúng thưởng không cao).
Còn các từ “xác xuất”, “sác suất” hay “sác xuất” đều không có nghĩa.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho mọi người mắc phải sai lầm về chính tả, nhưng trong số đó, có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự việc đáng tiếc này.
Để tránh bị sai chính tả, có những chú ý quan trọng mà mọi người cần lưu ý:
Cả hai từ suất hay xuất đều có ý nghĩa. Bạn cần lưu ý hiểu đúng nghĩa để sử dụng trong các trường hợp cụ thể nhé!
Hướng tới là một thương hiệu toàn cầu, SUNHOUSE sớm đã đưa sản phẩm của mình tiếp cận các thị trường quốc tế. Tính đến năm 2020, sản phẩm của SUNHOUSE đã có mặt tại gần 20 thị trường như Lào, Campuchia, Myanmar, Brazil…, thậm chí ghi được dấu ấn tại những thị trường xuất khẩu khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada… Những sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu phải kể đến như Chảo chống dính, Nồi inox, Nồi anod, Nồi cơm điện… Mục tiêu doanh thu xuất khẩu đạt 100 triệu USD vào năm 2025.
Trước năm 2010, trái cây Việt Nam còn rất xa lạ với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhận thấy tiềm năng rất lớn, ngay sau khi xây dựng nhà máy VHT, chúng tôi đã triển khai thử nghiệm và xuất khẩu thành công những lô hàng thanh long đầu tiên sang thị trường này. Chính nhờ tiền đề đó, sau nhiều năm đầu tư phát triển, Hoàng Phát Fruit luôn tự hào là công ty tiên phong về xuất khẩu thanh long đỏ và trắng đến các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ và châu Âu.
Năm 2013, sau chuyến khảo sát thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội cho trái xoài Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Huy (tổng GĐ Hoàng Phát Fruit) đã ngay lập tức nắm bắt thời cơ tốt. Công ty chúng tôi đã nhanh chóng lên kế hoạch và hướng dẫn bà con nông dân quy cách chăm sóc để trái xoài có được chất lượng cũng như sản lượng đạt tiêu chuẩn, cạnh tranh và vượt lên với sản phẩm từ Thailand, Philippines…. Sau nhiều nghiên cứu và tâm huyết, những lô xoài keo, xoài tượng đầu tiên của Việt Nam đã bước ra thị trường Hàn Quốc,và sản lượng xuất khẩu tiếp tục tăng dần trong những năm gần đây.
Với lợi thế sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, kết hợp cùng kỹ thuật truy xuất nguồn gốc số hóa, chúng tôi luôn bắt kịp bước chạy của ngành nông nghiệp tiến bộ trên thế giới. Bên cạnh những sản phẩm chủ lực kể trên, chúng tôi còn cung cấp các mặt hàng trái cây tươi khác: dừa, vú sữa, mía, nhãn …
Hoàng Phát Fruit Co,. LTD, luôn đặt mục tiêu phát triển toàn diện mang trái cây tươi của Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới.
UBND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định số 3281/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP sản xuất và xuất - nhập khẩu Phương Đông đóng tại địa bàn xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên do hành vi xả nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Với mức phạt 608 triệu đồng, Công ty bị cơ quan chức năng kết luận có 4 hành vi vi phạm, đó là: không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường (tràn bùn thải có chứa chất nguy hại ra môi trường), vi phạm điểm a, khoản 2, điều 34 Nghị định 155/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT. Mức phạt là 15 triệu đồng
Ngoài ra, doanh nghiệp còn xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 đến dưới 5 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3 đến dưới 400 m3/ ngày đêm. Kết quả phân tích mẫu nước thải do Trung tâm quan trắc TN&MT cho thấy, chỉ tiêu Mn vượt 3,15 lần; COD vượt 2,42 lần; Clorua và màu vượt 1,4 lần; BOD5 vượt 1,26 lần. Theo đó, đã vi phạm điểm i, khoản 4 và điểm a, khoản 8, điều 13 Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Đồng thời, Công ty còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng do tái vi phạm, vì trước đó UBND tỉnh Hưng Yên đã ra 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (số 1255/QĐ-XPVPHC ngày 7/5/2015 và số 1444/QĐ-XPVPHC ngày 29/5/2017), đã yêu cầu Công ty trong thời hạn 30 ngày phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn rước khi xả ra môi trường. Tổng mức phạt đối với hành vi này là 480 triệu đồng.
Mặt khác, Công ty CP sản xuất và xuất - nhập khẩu Phương Đông đã xả nước thải sinh hoạt vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước dưới 5 m3/ngày đêm. Theo kết quả phân tích mẫu nước: chỉ tiêu BOD5 vượt 1,76 lần; NH4+ và Coliform vượt 1,53 lần; TSS vượt 1,27 lần và H2S vượt 1,16 lần. Như vậy đã vi phạm điểm a, khoản 3, điều 13 Nghị định 155/NĐ-CP, bị xử phạt số tiền hơn 13 triệu đồng.
Công ty còn xả thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ từ 50 m3 đến dưới 100 m3/ngày đêm không có giấy phép xả, vi phạm điểm a, khoản 3, điều 19 và khoản 4, điều 20 Nghị định 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước và Khoáng sản. Đồng thời, Công ty còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng do tái vi phạm. Trước đó, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành quyết định xử phạt hành chính số 639/QĐ-XPVPHC ngày 21/4/2014, yêu cầu chấm dứt hành vi xả nước thải vào nguồn nước vượt lưu lượng cho phép, nhưng Công ty vẫn không thực hiện. Tổng mức phạt đối với vi phạm này là 100 triệu đồng.
Cùng với phạt tiền, UBND tỉnh Hưng Yên còn áp dụng các hình phạt bổ sung đối với Công ty CP sản xuất và xuất - nhập khẩu Phương Đông gồm đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường và tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn 6 tháng; yêu cầu Công ty phải có biện pháp khắc phục xong tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 30 ngày sau khi bị xử phạt, phải chi trả phí BVMT và kinh phí phân tích mẫu môi trường đối với các hành vi xả chất thải vượt quy chuẩn.
Được biết, đây là lần thứ 4 từ năm 2014 đến nay, doanh nghiệp này bị xử phạt vì xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.