Quyết định bãi nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Ukraine về cơ bản được xem là một nỗ lực để chống tham nhũng. Nhưng việc bổ nhiệm ông Rustem Umerov, một người Tatar ở Crimea và là một người Hồi giáo, làm bộ trưởng mới, là một dấu hiệu cho thấy Ukraine kiên quyết lấy lại Crimea - vốn bị Nga cho sát nhập từ Ukraine năm 2014.
Quyết định bãi nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Ukraine về cơ bản được xem là một nỗ lực để chống tham nhũng. Nhưng việc bổ nhiệm ông Rustem Umerov, một người Tatar ở Crimea và là một người Hồi giáo, làm bộ trưởng mới, là một dấu hiệu cho thấy Ukraine kiên quyết lấy lại Crimea - vốn bị Nga cho sát nhập từ Ukraine năm 2014.
Vào ngày 5/5/2016 tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã bị cưỡng bức chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo như anh Thức tường thuật với gia đình, khi khởi hành cuộc di chuyển dài đó, anh đã bị còng tay và bịt miệng, vì biểu lộ sự phản đối của mình đối với quyết định ngang ngược như thế của nhà cầm quyền.
Tại nhà tù Nghệ An, anh Thức bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ. Anh đã khôn ngoan dùng lý do này để yêu cầu được gặp toàn thể gia đình anh gồm 14 người vào ngày thứ bảy 14/5/2016 vừa qua.
Trong buổi gặp ngắn ngủi bị canh gác ngặt nghèo bởi hàng chục nhân viên cảnh sát và an ninh, anh Thức đã tường thuật, qua vách kính thuỷ tinh dày ngăn cách, với gia đình về sự ngược đãi mà anh đã gánh chịu trong thời gian ở nhà tù Xuyên Mộc và hiện tại ở nhà tù Nghệ An.
Anh bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do của mình, đồng thời thông báo với cha anh là nhà giáo Trần Văn Huỳnh, cùng toàn thể gia đình, về ý định tuyệt thực của anh, nguyên văn như sau:
“Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước.”
Ngày 24/5/2016 sắp tới đây là tròn 7 năm ngày anh Thức bị bắt giam. Anh chọn ngày kỷ niệm đó để bắt đầu tuyệt thực, mà theo lời anh nói với gia đình lúc chia tay, “tuyệt thực cho đến chết mới thôi”! Anh đã từ biệt và xin lỗi người cha già đau yếu, vợ con và các anh chị em trong gia đình mình trước khi thực hiện chuyến đi xa định mệnh này.
Khi hết giờ thăm gặp lần cuối hôm thứ bảy tuần trước, anh Thức đã mượn lời bài hát Quốc tế ca để truyền đạt ý định dứt khoát của anh trước cái chết có thể xảy ra: “Đấu tranh này là trận cuối cùng!”.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho anh Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà tranh đấu lớn vì quyền con người của người Việt Nam và sự hùng cường của đất nước Việt Nam. Anh là một biểu tượng khổng lồ của phong trào tranh đấu vì nền dân chủ giữa ngục tù cộng sản trên quê hương chúng ta hiện nay.
Nếu anh Thức chết vì chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ không thể để cái chết của anh trở nên vô nghĩa. Nhà cầm quyền dứt khoát phải trả giá!
Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu.
Đầu thế kỷ 20, Pháp đã hầu như hoàn thành quá trình bình định Việt Nam, dẹp yên các cuộc nổi dậy đòi độc lập trong nước. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám chỉ còn hoạt động ở diện hẹp (bị dập tắt vào năm 1913).
Năm 1903, Phan Bội Châu, một sĩ phu yêu nước người Nghệ An, bắt đầu đi vào Nam ra Bắc để liên hệ và để thành lập một tổ chức cách mạng.
Đầu năm 1904, sau khi từ Nam Kỳ về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội.
Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước. Còn Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân... đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của hội.
Sau khi bàn bạc, hội nghị thành lập hội đã đề ra ba nhiệm trước mắt, đó là: *Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính.
Hai khoản trên giao cho toàn thể hội viên đảm đương, còn khoản thứ ba thì ủy thác cho Nguyễn Thành và Phan Bội Châu bàn kín rồi thực hiện, các hội viên khác không được biết.
Và theo Nguyễn Hàm, thì nước Tàu hiện nay quốc thể đã suy hèn, cứu mình không xong thì cứu được ai. Duy nước Nhật Bản là một nước tân tiến ở trong nòi giống da vàng mới đánh được Nga, dã tâm đang hăng lắm. Tới đó, đem hết lợi hại tỏ với nó, tất nó ứng viện cho ta. Nếu nó không xuất binh nữa mà (ta tới) mướn tư lương mua khí giới, tất có thể dễ lắm...[1] Sau đó, việc sang Nhật Bản cầu viện đã được đông đảo hội viên tán thành.
Ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ (23/2/1905), Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ (một thành viên cũ của phong trào Cần Vương, làm người dẫn đường) xuống tàu thủy tại Hải Phòng, theo đường biển bí mật sang Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải rồi đi tới Yokohama, Nhật Bản.
Đến nơi Phan Bội Châu gửi thư xin gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc. Trong cuộc bút đàm, Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu không tìm cách cầu ngoại viện (nhất là không nên đem quân đội Nhật vào nước) để lấy lại độc lập; mà nên chú trọng việc giáo dục và thức tỉnh nhân dân trong nước trước, khi có thời cơ tốt thì ai nấy đều đã sẵn sàng để làm cuộc nổi dậy...
Sau đó, Lương Khải Siêu còn giới thiệu Phan Bội Châu với hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Okuma Shigenobu và Chính khách Inukai Tsuyoshi để xin chính phủ Nhật giúp đỡ Việt Nam đánh đuổi Pháp. Nhưng hai người này cho rằng thời điểm đó chưa thích hợp để Nhật có thể giúp đỡ về quân sự, chỉ khuyên Phan Bội Châu đưa Cường Để sang Nhật (?), viết sách báo để tranh thủ sự đồng tình của dư luận thế giới, đồng thời cổ động thanh niên sang Nhật học tập để chờ đợi thời cơ[2].
Sau khi bị Nhật Bản từ chối giúp đỡ binh lực cho hội, Phan Bội Châu đã chuyển hướng từ "cầu viện" sang "cầu học".
Tháng 6 năm Ất Tỵ (1906), Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính mang một số sách "Việt Nam vong quốc sử" [3] bí mật về nước.
Phan Bội Châu cùng các thành viên nòng cốt trong hội Duy Tân, sau khi bàn bạc đã đề xướng việc lập các hội nông, công, thương, để vừa tập hợp đoàn kết lực lượng, vừa lấy đó làm cơ sở kêu gọi thanh niên xuất dương và là cơ quan tài chính giúp đỡ phong trào Đông Du.
Song song với các hoạt động trên, các thành viên của phong trào còn sáng tác nhiều thơ ca yêu nước như: "Hải ngoại huyết thư", "Việt Nam Quốc sử khảo", "Tân Việt Nam", "Sùng bái giai nhân" (Phan Bội Châu), "Viễn hải quy hồng" (Nguyễn Thượng Hiền), "Kính cáo toàn quốc" (Cường Để), v.v...gửi về nước tuyên truyền cổ động nhân dân hưởng ứng phong trào.
Vì vậy, sau khi phát động, phong trào Đông Du đã được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.
Ở Nam Kỳ, phong trào Đông Du đã nhận được sự giúp đỡ rất tích cực của tri phủ Trần Chánh Chiếu. Ông này đã lập ra khách sạn Nam Trung để làm nơi gặp gỡ của nhưng người yêu nước, lập Minh Tân công nghệ xã, để vừa chấn hưng công-thương-nghiệp, vừa để có tiền ủng hộ phong trào Đông Du. Ngoài ra, với vai trò là chủ bút tờ Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn, ông còn cho đăng báo những bài có tư tưởng chống Pháp. Nhiều nhân sĩ khác ở đây cũng tích cực tham gia và hết lòng lo cho sự nghiệp chung như Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn An Khương, Bùi Chí Nhuận, Đặng Minh Chương,...[4].
Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với 3 thanh niên (Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điền, Lê Khiết), sau đó lại có thêm 5 người nữa (trong đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến, Lương Nhị Khanh và Nguyễn Văn Điến).
Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học Trường Quân sự Tokyo (Đông Kinh Chấn Võ Học Hiệu) cùng với Lương Ngọc Quyến. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật du học lên tới khoảng 200 người, hầu hết đều vào học tại trường Đông Á Đồng Văn thư viện - một trường của Nhật tại tô giới của Nhật ở Thượng Hải (Trung Quốc), sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...
Tại trường Chấn Võ và Đông Á đồng Văn thư viện, lưu học sinh Việt Nam được phiên chế vào các ban ngành chuyên môn. Buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học các tri thức quân sự và luyện tập ở thao trường.
Để tăng cường quản lý học sinh, giữa năm 1907, Phan Bội Châu tổ chức Việt Nam Cống hiến hội (gọi tắt là Cống hiến hội), cử Cường Để làm Hội trưởng và ông (Phan Bội Châu) làm Tổng lý kiêm Giám đốc trực tiếp chỉ đạo tổ chức này.
Hội có 4 bộ lớn, mỗi bộ có 3 đại biểu của Bắc-Trung-Nam, đó là:
Ngoài ra, còn có cục Kiểm tra để giám sát nhân viên các bộ trên trong khi thừa hành nghiệp vụ; gồm các ủy viên Lương Nhập Nham, Trần Hữu Công và Nguyễn Diễn.
Lúc bấy giờ, các cuộc vận động duy tân ở trong nước của các tổ chức Duy Tân hội, phong trào Duy Tân (phát động năm 1906) và Đông Kinh nghĩa thục (thành lập tháng 3 năm 1907) đã tạo nên một không khí cách mạng về dân trí rất sôi nổi.
Phong trào Đông Du cũng đã và đang lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam; và việc học tập của lưu học sinh ở Nhật cũng đã ổn định và đang phát triển thuận lợi.
Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ) nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam, rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội[5].
Đang khi ấy ở Nam Kỳ, Trần Chánh Chiếu (một trong số người tích cực ủng hộ Phong trào Đông Du ở Nam Kỳ) lại cho đăng những bài có tư tưởng chống Pháp. Vì thiếu chứng cớ, chính quyền thực dân không thể kết án ông, nhưng kể từ đó nhiều người cùng hoạt động với ông, họ bí mật khủng bố.
Thêm một cái cớ nữa để thực dân ra sức đàn áp, đó là vào tháng 3 năm 1908, các phụ huynh của du học sinh ở Nam Kỳ lại gửi thư công khai theo đường bưu điện cho Phan Bội Châu nhắn là cử người về nhận tiền quyên góp. Hay tin, thực dân Pháp bèn bố trí người và bắt được Hoàng Quang Thành và Đặng Bỉnh Thành cùng với mọi giấy tờ, khi tàu vừa cặp bến Sài Gòn. Lập tức, các phụ huynh bị buộc phải gọi các con em đang du học tại Nhật về, các hội buôn có díu líu đến phong trào bị khám xét và những người có liên quan đều bị bắt bớ...
Tháng 6 năm đó, lại xảy ra vụ Hà thành đầu độc khiến chính quyền thực dân càng ra sức đàn áp các phong trào và tổ chức cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt, để làm tan rã phong trào Đông Du, Pháp còn ký với Nhật hiệp ước vào tháng 9 năm 1908. Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam mua bán; đổi lại, Nhật sẽ không cho các nhà cách mạng và lưu học sinh Việt Nam ở Nhật nữa.
Sau khi cử cảnh sát đến trường Đông Á đồng văn thư viện để giải tán tất cả các học sinh người Việt, tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và Duy Tân hội đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Đại học (ĐH) Duy Tân (Đà Nẵng) là trường đại học tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung. Với gần 30 năm xây dựng và phát triển, trường đào tạo đa bậc đa ngành, từ đại học đến tiến sĩ, phủ khắp các ngành nghề từ quản trị, du lịch đến kỹ thuật, công nghệ đến mỹ thuật, nghệ thuật đến y học và thực nghiệm, với nhiều thành tích kiểm định và xếp hạng cao, được cả trong nước và quốc tế công nhận.
Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo QS World University Rankings 2025
Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) đã xếp hạng ĐH Duy Tân trong top 500 đại học tốt nhất thế giới năm 2025, bên cạnh 5 đại học khác của Việt Nam cũng được QS xếp hạng, cụ thể:
1. Trường Đại học Duy Tân, xếp vị trí = 495,
2. Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp vị trí 711-720,
3. Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp vị trí 851-900,
4. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, xếp vị trí 901-950,
5. Đại học Bách khoa Hà Nội, xếp vị trí 1201-1400.
6. Đại học Huế xếp vị trí 1201-1400
Đại học Duy Tân xếp vị trí 495 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2025 theo QS Rankings
Có thể nói xếp hạng QS cùng với xếp hạng THE, xếp hạng Shanghai và U.S. News & World Reports là 4 bảng xếp hạng uy tín, phổ biến, và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới hiện nay. Ở 3 bảng xếp hạng còn lại, ĐH Duy Tân cũng có vị trí rất cao. Trong đó, ĐH Duy Tân thuộc:
* Top 600+ Đại học Tốt nhất Thế giới theo Times Higher Education (THE) năm 2024,
* Top 300 Đại học Tốt nhất Toàn cầu theo U.S. News & World Report 2024-2025,
* Top 900+ các Đại học Tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2022.
Nhiều ngành nghề đạt Kiểm định Quốc tế như ABET và UNWTO.TedQual
ĐH Duy Tân đạt kiểm định ABET (của Mỹ, còn được gọi là “Tiêu chuẩn vàng” của thế giới về đào tạo Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ) với 4 chương trình:
- Công nghệ/Kỹ thuật Phần mềm (2021),
- Công nghệ/Kỹ thuật Điện-Điện tử (năm 2020),
- Hệ thống Thông tin Quản lý (2019).
Trường Du lịch (HTi) của ĐH Duy Tân cũng là một trong những đơn vị đầu tiên và duy nhất (tính đến nay) của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định cao nhất về đào tạo Du lịch TedQual của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO - United Nations World Tourism Organization) ở 2 ngành học:
- Quản trị Du lịch và Khách sạn Quốc tế (2022),
- Quản trị Du lịch và Nhà hàng Quốc tế (2022).
Đa dạng các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế
ĐH Duy Tân tổ chức đào tạo 10 ngành Tiến sĩ, 16 ngành Thạc sĩ, 55 ngành Đại học với:
* Hơn 100 chuyên ngành; 9 chuyên ngành thuộc Chương trình Tài năng (HP);
* Mua bản quyền và chuyển giao công nghệ đào tạo 13 Chương trình Tiên tiến & Quốc tế của 4 trường ĐH hàng đầu tại Mỹ:
* ĐH Carnegie Mellon: các ngành Công nghệ Thông tin và Trí tuệ Nhân tạo; * ĐH Bang Pennsylvania: các ngành Quản trị, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, và Du lịch Khách sạn/Lữ hành/Nhà hàng;
* ĐH Purdue: các ngành Điện - Điện tử và Cơ Điện tử;
* ĐH Bang California: các ngành Xây dựng và Kiến trúc.
Triển khai các chương trình liên kết Du học (4+0) tại chỗ lấy bằng của đại học Mỹ với ĐH Troy:
Ngoài ra, Trường còn triển khai các chương trình đào tạo hệ Văn bằng 2, Liên thông chính quy, đào tạo Trực tuyến (eUniversity).
Nhà trường đã nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học từ hơn 100 trường đại học trên toàn thế giới; cũng như hợp tác với nhiều trường đại học hàng đầu, uy tín của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan để nghiên cứu, chọn lọc các giáo trình, mô hình, phương pháp đào tạo tiên tiến, chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất công tác giảng dạy với tổng kinh phí đầu tư hơn 4 triệu USD qua các năm.
Tại ĐH Duy Tân, sinh viên sẽ được tiếp cận các mô hình đào tạo tiên tiến, đã được áp dụng thành công trong giáo dục đại học tại nhiều quốc gia phát triển:
Cơ sở đào tạo và thực hành hiện đại hàng đầu miền Trung
Trường có 6 cơ sở tọa lạc tại trung tâm của thành phố Đà Nẵng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, thuộc loại bậc nhất ở miền Trung:
* Hơn 2.000 máy tính (hơn 250 laptop), 244 máy chiếu, và 156 camera góc rộng,
* Phòng Thực hành Kế toán Ảo/ERP (SAP),
* Phòng Thực hành Mạng (CCNA/CCNP),
* 5 Phòng Thực hành Điện-Điện tử,
* 5 Phòng Thí nghiệm Lý - Hóa - Sinh,
* 3 phòng Thí nghiệm Điều dưỡng,
* 2 Phòng STEM và FAB Lab: là không gian sáng tạo, học tập, và khởi nghiệp phù hợp cho nhiều đối tượng.
* Trung tâm Mô phỏng Y tế (MedSIM): với nhiều phòng thực hành Nội-Ngoại-Sản Nhi, Giải phẫu, Điều dưỡng, Nha khoa,...
* 3 Phòng Thực hành Nha khoa và Răng Miệng,
* 8 Phòng Thực hành Cơ khí, Ôtô, Điều khiển Tự động,
* 2 Phòng Thực hành Thiết kế Thời trang,
* 3 Thư viện với hàng chục ngàn đầu sách thật và hàng trăm ngàn đầu sách điện tử.
Các trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo khối ngành Điện-Điện tử, Cơ khí, Ôtô tại DTU
Đặc biệt, trường đã hoàn thành tòa nhà 20 tầng đặt tại cơ sở số 3 Quang Trung, với các hội trường, phòng hội nghị, phòng học, phòng thực hành, thư viện khang trang đi kèm nhiều trang thiết bị hiện đại hàng đầu miền Trung cho sinh viên các Chương trình ADP (Lấy Bằng Mỹ), Du lịch và Công nghệ Thông tin (Tiên tiến và Quốc tế).
Trên 95% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và nhiều ngành học đảm bảo 100% có việc làm với mức lương khởi điểm thuộc top đầu
Hệ sinh thái hoàn chỉnh, đa dạng hỗ trợ đào tạo ở 03 Quang Trung, Đà Nẵng
Trên 95% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp và nhiều ngành học đảm bảo 100% có việc làm với mức lương khởi điểm thuộc top đầu.
Trường hiện có quan hệ ký kết hợp tác với hơn 500 tập đoàn, công ty, doanh nghiệp,… thường xuyên phối hợp tổ chức cho sinh viên tham gia thực tập và tuyển dụng hàng năm. Kết quả đào tạo của Trường được xã hội, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao thể hiện qua tỷ lệ sinh viên có việc sau 6 tháng tốt nghiệp đạt hơn 95%.
Mục tiêu ĐH Duy Tân hướng đến trong những năm gần đây là 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và hiện nay, rất nhiều ngành nghề đã đạt được tỷ lệ này, cụ thể như:
* Môi trường, Công nghệ Thực phẩm
với sinh viên đều có việc làm ngay với mức lương khởi điểm từ 10-15 triệu đồng/tháng và luôn tăng lên qua từng năm.
Hàng năm, trường dành tặng nhiều suất học bổng cho các tân sinh viên có thành tích cao. Mùa tuyển sinh năm 2024, ĐH Duy Tân ban hành hơn 3.000 suất học bổng với tổng trị giá gần 70 tỉ đồng.
Số lượng sinh viên đạt điểm cao đến ĐH Duy Tân xét tuyển tăng nhanh qua từng năm. Trong đó, các thủ khoa trường mỗi năm đều đạt điểm rất cao thuộc top đầu cả nước. Cụ thể:
Thủ khoa của ĐH Duy Tân đạt điểm rất cao qua các năm
-Ảnh 1: Sinh viên H’Mi Sa Kbuoorr - Thủ khoa năm 2023 với 28,26 điểm, nhận gói học bổng Toàn phần ngành Quan hệ Quốc tế.
- Ảnh 2: Sinh viên Đinh Thị Hoài Nhi - Thủ Khoa năm 2022 với 29,5 điểm, nhận gói Học bổng Toàn phần Chương trình Tài năng.
- Ảnh 3: Sinh viên Lý Thị Mến - Thủ khoa năm 2021 với 29,75 điểm, nhận gói Học bổng Toàn phần Chương trình Tài năng.
- Ảnh 4: Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Chi - Thủ khoa năm 2020 với 28 điểm, nhận gói Học bổng Toàn phần Chương trình Du học Tại chỗ (ADP - lấy Bằng Mỹ).
- Ảnh 5: Sinh viên Trần Thu Hà - Thủ khoa năm 2019 với 28 điểm, nhận gói Học bổng Miễn phí 100% Học phí Toàn khóa học.
- Ảnh 6: Sinh viên Lê Thị Thu Ngân - Thủ khoa năm 2017 với 28,5 điểm, nhận gói Học bổng Miễn phí 100% Học phí Toàn khóa học.
- Ảnh 7: Sinh viên Nguyễn Thị Thanh - Thủ khoa năm 2015 với 28,25 điểm, nhận gói Học bổng Toàn phần Chương trình Du học Tại chỗ (lấy bằng Mỹ).