Trung Tâm Điều Dưỡng Tâm Thần Tân Định

Trung Tâm Điều Dưỡng Tâm Thần Tân Định

Thật sự phải cảm ơn một không gian sinh thái đúng nghĩa dành cho người cao tuổi: Được tĩnh lặng, được trầm mặc nhìn cuộc sống, được sẻ chia bởi đội ngũ nhân viên tận tình, tôi như đã tìm thấy gia đình thứ hai của mình…

Thật sự phải cảm ơn một không gian sinh thái đúng nghĩa dành cho người cao tuổi: Được tĩnh lặng, được trầm mặc nhìn cuộc sống, được sẻ chia bởi đội ngũ nhân viên tận tình, tôi như đã tìm thấy gia đình thứ hai của mình…

Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Thanh Hóa: Một thời - nhớ mãi!

Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Thanh Hóa (nay là Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa) nằm trên cung đường từ TP Thanh Hóa xuống TP Sầm Sơn, tiếp giáp 2 phường Quảng Thọ và Quảng Châu. Trung tâm có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị thương binh nặng và thương binh tâm thần. Tôi có vinh dự được giao nhiệm vụ phụ trách trung tâm từ tháng 8/1988 đến tháng 11/1993. Thời gian không dài so với gần 40 năm công tác nhưng nơi đây đã để lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời tôi.

Một hoạt động thể thao tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe người có công Thanh Hóa. Ảnh: sldtbxh.thanhhoa.gov.vn

Tháng 7/1962, Trung tâm Trại dưỡng lão Thọ Châu được thành lập, có nhiệm vụ tiếp nhận, điều dưỡng cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Năm 1982, Trung tâm được sáp nhập với Trại thương binh nặng Hà Đông và đổi tên thành Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Thanh Hóa, với chức năng tiếp nhận, chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng cho các thương binh, bệnh binh nặng. Năm 2000, Trung tâm được bổ sung thêm nhiệm vụ quản lý, chăm sóc Mẹ VNAH, cán bộ tiền khởi nghĩa, thân nhân liệt sỹ tật nguyền, già cả không có nơi nương tựa. Đến năm 2008, Trung tâm đổi tên thành Trung tâm điều dưỡng người có công Thanh Hóa. Từ năm 2009, Trung tâm được UBND tỉnh Thanh Hóa giao thêm nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, điều trị và chăm sóc đối tượng bị nhiễm chất độc da cam (Đioxin) có hoàn cảnh đặc biệt. Tháng 4 năm 2022 cho đến nay, Trung tâm điều dưỡng người có công Thanh Hóa đổi tên thành Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa.

...Rời xa trung tâm đã 31 năm, hàng năm cứ đến ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), những kỷ niệm được sống, làm việc ở đây lại ùa về, một thời để tôi nhớ mãi...

Thời kỳ Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Thanh Hóa, chúng tôi nuôi dưỡng, chăm sóc gần 300 thương bệnh binh nặng, 60 thương binh tâm thần. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chúng tôi xác định tập thể cán bộ, viên chức (CBVC) cùng toàn thể anh chị em thương bệnh binh (TBB) là một đại gia đình. Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, vượt qua mọi khó khăn. Anh chị em TBB đã thông cảm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong các hoạt động của cơ quan.

Anh Tới, anh Sơn, anh Giao trong hội đồng TBB đã gắn bó với Trung tâm ngay từ những ngày đầu, là cầu nối và tấm gương cho CBVC và TBB trong đơn vị noi theo. Mọi bất cập trong hoạt động của cơ quan đều được các anh góp ý, xây dựng chân thành. Nhờ vậy mọi khó khăn trong những năm cuối của thời kỳ bao cấp đều được khắc phục, giải quyết kịp thời.

Trong khu tập thể các gia đình thương binh như anh Giao, chị Hòa, anh Thịnh, chị Phương, anh Lâm, chị Hiền, anh Thành, chị Tiện, anh Va, chị Tuyến cùng sống với các gia đình vợ chồng là những CBVC cơ quan như anh Kế chị Lê, anh Trung chị Thái, anh Hùng chị Lan, anh Miên chị Hoa, anh Mai chị Minh, mẹ con chị Quế, chị Lịch... sống với nhau rất đoàn kết, chan hòa, tắt lửa tối đèn có nhau.

Các chị trong quá trình phục vụ TBB từ tình thương, đến tình yêu rồi nên vợ, nên chồng. Hơn ai hết các chị thấu hiểu được đau đớn của chồng khi trái gió, trở trời, vết thương tái phát. Từ đó các chị chăm sóc TBB như chính chồng con của mình. Các anh luôn hết lòng yêu thương chăm sóc giúp đỡ vợ con. Hàng năm các gia đình TBB trong cơ quan đều được công nhận gia đình văn hóa.

Hiện nay anh Giao, anh Thịnh, anh Lâm, anh Thành, anh Tùng cùng các anh thương binh đặc biệt khác như anh Đức, anh Phố, anh Phú, anh Khanh... do vết thương tái phát đã rời xa chúng tôi mãi mãi. Hình ảnh các anh vẫn in đậm trong trái tim mỗi chúng tôi. Còn bao tấm gương TBB khác như anh Tuynh, anh Ý, anh Khởi, anh Ân, anh Ba, anh Tư, anh Luận, anh Liêm, chị Súy...

Các anh thương binh tâm thần lúc không tỉnh táo luôn hô xung phong, giả ném lựu đạn. Sâu thẳm trong trái tim các anh là lòng yêu nước, căm thù giặc, yêu mến đồng bào, nhớ ơn người có công giúp đỡ chăm sóc mình. Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ trở về cơ quan, các anh vẫn nhớ gọi tên giám đốc - đó là nguồn động viên lớn nhất đối với bản thân tôi.

Để làm tốt nhiệm vụ được giao, tập thể CBVC từ lãnh đạo đến các y bác sỹ, điều dưỡng viên, các phòng ban chức năng như hành chính, tổ chức, tài vụ... trong toàn cơ quan đoàn kết trên dưới một lòng, không quản khó khăn, gian khổ ngày đêm phục vụ anh chị em TBB. Trong quá trình hoạt động không để trường hợp TBB nào có vết thương tái phát, cấp cứu chuyển viện không kịp thời, anh chị em TBB luôn có bữa ăn ngon nhất, nhờ vậy sức khỏe anh chị em luôn được cải thiện.

Do vết thương tái phát nhiều lần, một số TBB phải tiêm thuốc giảm đau đã trở thành nghiện. Trung tâm đã cử đoàn về cơ sở cai nghiện Bình Triệu - TP Hồ Chí Minh học tập phương pháp cai nghiện về áp dụng tại cơ quan. Một số TBB sau khi cắt cơn nghiện về đơn vị được chăm sóc đúng cách đã cai được nghiện.

Ngoài việc chăm sóc anh chị em TBB, đơn vị luôn chú trọng đến công tác đời sống; tổ chức làm tranh sơn mài xuất khẩu, xay xát, nuôi cá..., nhờ vậy đời sống CBVC được cải thiện. Ngày Tương binh - Liệt sỹ, ngày Tết, các ngày lễ lớn anh chị em TBB đều có quà của cơ quan.

Trong các năm 1990-1992, Đảng, Nhà nước có chủ trương đưa anh chị em TBB nặng về an dưỡng tại gia đình, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương làm tốt việc đưa, đón TBB về quê sinh sống như xin cấp đất ở, xây dựng nhà tình nghĩa. Xin Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội hỗ trợ mức tối đa đối với mỗi TBB về quê an dưỡng. Các buổi bàn giao TBB có cán bộ cấp huyện, Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND, chủ tịch UBMT Tổ quốc xã tiếp đón như những người con từ chiến trường trở về sum họp với gia đình.

Thời kỳ này Trung tâm đã bàn giao được gần 160 TBB về an dưỡng tại gia đình. Đa số các TBB đều có cuộc sống và sức khỏe ổn định. Nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thời kỳ này nên Trung tâm được UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Những ngày được sống, làm việc tại Trung tâm là thời gian quý giá nhất trong cuộc đời của tôi. Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến các anh chị TBB, những người con đã để lại một phần xương máu, sức khỏe trên chiến trường, những liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để chúng tôi có được cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc như hôm nay.

Nguyên Giám đốc Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Thanh Hóa

Chủ tịch nước Tô Lâm ân cần thăm hỏi, động viên các thương, bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành - Ảnh: TTXVN

Tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Được thành lập từ năm 1965, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành - đơn vị trực thuộc Cục Người có công (Bộ LĐTB&XH) là một trong những nơi nuôi dưỡng, điều trị thương, bệnh binh nặng tập trung, có số lượng thương binh đông nhất và thương tật nặng nhất cả nước.

Sau gần 60 năm hình thành và phát triển, Trung tâm đã tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng lao động cho hơn 1.000 thương, bệnh binh nặng bị thương ở các chiến trường, quê ở hầu khắp các tỉnh trong toàn quốc về an dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng. Sau khi được điều trị, chăm sóc, đa số thương, bệnh binh đã phục hồi một phần sức khỏe và chức năng lao động, được chuyển về an dưỡng ở gia đình để hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay, Trung tâm đang quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và thực hiện chế độ chính sách đối với 91 thương, bệnh binh nặng hạng 1/4.

Những năm gần đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền và nhân dân địa phương, các tổ chức kinh tế-xã hội, cá nhân đã quan tâm thăm hỏi, động viên, tặng quà, giúp đỡ về vật chất, tinh thần, góp phần giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, giảm đi phần nào những đau đớn của vết thương, giúp thương, bệnh binh nặng tiếp tục giữ gìn và phát huy bản chất "Bộ đội Cụ Hồ" và thực hiện tốt lời Bác dạy "Thương binh tàn nhưng không phế". Trung tâm đã có nhiều đóng góp thiết thực, giàu tính nhân văn dành cho thương, bệnh binh. Đó là món quà động viên tinh thần hết sức ý nghĩa, tạo niềm tin vào cuộc sống, vượt qua nỗi đau bệnh tật.

Chủ tịch nước biểu dương và ghi nhận những kết quả công tác thương, bệnh binh, người có công mà Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành và Bộ Bộ LĐTB&XH đạt được trong thời gian qua - Ảnh: TTXVN

Xúc động được trở lại thăm các thương binh nặng đã cống hiến một phần xương máu cho độc lập, tự do của dân tộc, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi tới các thương, bệnh binh, cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm lời thăm hỏi chân tình, lời động viên sâu sắc nhất.

Chủ tịch nước bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thế hệ cha anh đi trước, chiến sĩ, đồng bào, gia đình liệt sĩ, các thương, bệnh binh và người có công trên toàn quốc đã cống hiến, hy sinh cho đất nước "nở hoa độc lập", cho mùa xuân ấm no hạnh phúc của nhân dân, cho cơ đồ vị thế của đất nước chưa bao giờ được như ngày hôm nay; đặc biệt, cho thế hệ hôm nay và mai sau được hưởng thành quả vinh quang tốt đẹp được đánh đổi, vun đắp từ mồ hôi, xương máu, sự hy sinh to lớn của hàng triệu người con của Tổ quốc.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước biểu dương và ghi nhận những kết quả công tác thương, bệnh binh, người có công mà Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành và Bộ LĐTB&XH đạt được trong thời gian qua.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Trung tâm đã có nhiều cố gắng, nêu cao tinh thần "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", làm tốt công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, duy trì cuộc sống tuổi già an vui, khỏe mạnh cho thương, bệnh binh; quan tâm thúc đẩy xã hội hóa công tác chăm sóc người có công, hỗ trợ xây nhà tình nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thương, bệnh binh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch nước tặng quà Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành và các thương binh đang điều dưỡng tại Trung tâm - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước nhấn mạnh, chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hòa bình, thống nhất được gần nửa thế kỷ, hiện nay số thương, bệnh binh tham gia kháng chiến không còn nhiều, phần lớn tuổi đã cao nên cần phải có sự quan tâm đặc biệt hơn, nhanh chóng hơn để thương binh, bệnh binh, người có công được hưởng chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước tương xứng với sự phát triển đi lên của đất nước và đời sống của nhân dân.

Chủ tịch nước đề nghị Bộ LĐTB&XH tiếp tục phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, cá nhân, tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống các trung tâm nuôi dưỡng thương, bệnh binh trên cả nước; đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng và củng cố cơ sở, vật chất để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc, điều trị cho thương, bệnh binh trên cả nước phù hợp với tình hình mới.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Tô Lâm và các ban, bộ, ngành Trung ương đã tặng quà Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành và các thương binh đang điều dưỡng tại Trung tâm.

* Cũng trong chiều 24/7, tới thăm hỏi, động viên và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Cược (95 tuổi, có 2 con là liệt sĩ ở thôn Hoàng Xá, xã Ninh Xá, thị xã Thuận Thành), Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những hy sinh lớn lao nhưng thầm lặng của các Mẹ Việt Nam Anh hùng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.