Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên và Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc ngày 1/1 đã công bố báo cáo số liệu xuất nhập khẩu trong năm 2022.
Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên và Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc ngày 1/1 đã công bố báo cáo số liệu xuất nhập khẩu trong năm 2022.
Cán cân thương mại trong tiếng Anh là Balance of Trade. Cán cân thương mại phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Cán cân thương mại được thể hiện bằng xuất khẩu ròng (Net Exports)
NX (Net exports): xuất khẩu ròng
Hàm xuất khẩu theo sản lượng: X = f(Y) phản ánh lượng tiền mà nước ngoài dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong nước, tương ứng với từng mức sản lượng (trong nước) khác nhau.
Như vậy, nhu cầu xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài, có nghĩa là chủ yếu không liên quan đến thu nhập và sản lượng của nền kinh tế trong nước.
Do vậy, chúng ta có thể coi nhu cầu xuất khẩu là độc lập, không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập trong nước.
Hàm nhập khẩu theo sản lượng: IM = f(Y) phản ánh lượng tiền mà người trong nước dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, tương ứng với mức sản lượng (trong nước) khác nhau.
Nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài có thể là nguyên vật liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng của nhân dân...
Như vậy, nhập khẩu phụ thuộc vào mức sản lượng và thu nhập của nước nhập khẩu.
Hàm nhập khẩu là một hàm của thu nhập:
MPM (Marginal Propensity to Import) là xu hướng nhập khẩu biên. Nó cho biết khi thu nhập tăng lên một đơn vị thì công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu. Nói cách khác: MPM = ΔIM / ΔY
Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính
Cán cân thương mại của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba tình huống: thặng dư, thâm hụt và cân bằng.
Hình 3.14 cho biết: nếu nền kinh tế tạo ra sản lượng tại điểm Y1 thì cán cân thương mại thặng dư (X > IM), tạo ra sản lượng Y0 thì cán cân thương mại cân bằng và tại mức sản lượng là Y2 thì cán cân thương mại thâm hụt.
Như vậy, khi mức xuất khẩu và nhập khẩu không thay đổi thì trong trường hợp sản lượng quốc gia có xu hướng tăng lên, cán cân thương mại sẽ có khuynh hướng thâm hụt cao.
Điều này có nghĩa là trong quá trình phát triển kinh tế, cần phải dịch chuyển đường xuất khẩu lên phía trên thì gia tăng sản lượng sẽ làm giảm thâm hụt thương mại.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính)
Cán cân thương mại là một thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại có nhập khẩu, xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, lạm phát, các chính sách phát triển thương mại của Chính Phủ. Khi giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại thặng dư, khi giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại thâm hụt.
Cán cân thương mại (tiếng Anh: Balance of Trade, viết tắt BOT) là bộ phận lớn nhất trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, ghi lại giá trị chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia tại thời điểm nhất định (theo quý, theo năm).
Cán cân thương mại còn có tên gọi khác là thặng dư thương mại hay xuất khẩu ròng.
Cán cân thương mại trong nền kinh tế quốc gia
Có 2 yếu tố quan trọng mà cán cân thương mại tác động lên nền kinh tế mở, đó là: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu của nền kinh tế, sự chênh lệch giữa số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu Chính phủ do có một phần chi tiêu bị thất thoát qua thương mại quốc tế.
Khi cán cân thương mại dương nghĩa là nền kinh tế của quốc gia đang phát triển, một lượng lớn vốn đầu tư FDI được đổ về đây, nhờ đó vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế cũng tăng lên đáng kể.
Ngược lại khi cán cân thương mại âm thể hiện trình độ sản xuất kinh doanh của quốc gia này đang kém cạnh tranh hơn, các doanh nghiệp nội địa cần tìm giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm ứng với tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.
Cán cân thương mại có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, cụ thể:
- Quốc gia dựa vào cán cân thương mại để đánh giá khả năng cạnh tranh về thương mại trên trường quốc tế, cho phép phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa nhu cầu tiêu dùng của xã hội và khả năng sản xuất, đồng thời có thể đưa ra các chính sách và phương án hiệu quả để đảm bảo cho nền kinh tế vĩ mô của quốc gia;
- Góp phần thay đổi tỷ giá hối đoái nhờ phản ánh được quan hệ cung-cầu tiền tệ của đất nước đó. Khi cán cân thương mại thặng dư, xuất siêu, dòng tiền ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều hơn dẫn đến việc tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì giao thương bắt buộc phải dùng đồng nội tệ nên đồng nội tệ tăng giá. Từ đó một đồng nội tệ cũng đổi được nhiều đồng ngoại tệ hơn. Tương tự với trường hợp ngược lại khi nhập siêu;
- Hiểu biết được tình trạng cán cân vãng lai;
- Cán cân thương mại thể hiện mức thu nhập, đầu tư và tiết kiệm của quốc gia trên cán cân thanh toán: Nếu cán cân thương mại thâm hụt thì quốc gia đó đang chi nhiều hơn thu, tiết kiệm cũng ít hơn đầu tư và ngược lại.
Tầm quan trọng của cán cân thương mại đối với toàn bộ nền kinh tế
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cung cấp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước năm 2020 ước tính đạt 543.9 tỷ Đô la mỹ, tăng 5.1% so với năm 2019, trong đó: kim ngạch nhập khẩu đạt 262.4 tỷ USD và xuất khẩu là 281.5 tỷ USD.
Như vậy, cán cân thương mại thặng dư khoảng 19.1 tỷ USD, mức xuất siêu cao nhất bắt đầu chuỗi 5 năm xuất siêu tính từ năm 2016, một kết quả cực kỳ ấn tượng dù nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19.
Cán cân thương mại của Việt Nam hiện nay
Cũng vượt qua chặng đường bị dịch Covid-19 kìm hãm thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước là 668.54 tỷ USD vẫn tăng 22.6% so với năm 2020, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336.31 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu đạt 332.23 tỷ USD như vậy cán cân thương mại vẫn thặng dư.
Tính chung 10 tháng năm 2022 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta đạt 616.24 tỷ USD, tăng 14.1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, xuất khẩu đạt 312.82 tỷ USD tăng 15.9% còn nhập khẩu đạt 303.42 cũng tăng 12.2%. Cán cân thương mại tại thời điểm này vẫn xuất siêu và ước tính là 9.4 tỷ USD.
Như vậy có thể thấy, cán cân thương mại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thị trường, làm sao để cán cân thương mại dương hay thặng dư cán cân luôn là bài toán cho Chính phủ hướng tới mục tiêu tăng cường vị thế của quốc gia mình trên trường thế giới. TOPI mong rằng, với những thông tin trên, chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về thị trường. Chúc bạn thành công!
Nhập khẩu và xuất khẩu là yếu tố chính tác động đến cán cân thương mại. Các yếu tố cơ bản khác có ảnh hưởng đến cán cân thương mại là: tỷ giá hối đoái, lạm phát và các chính sách thương mại & phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:
- Tỷ giá hối đoái: Khi đồng tiền nội địa tăng giá trị thì giá cả hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn, hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ với người nước ngoài, gây bất lợi cho xuất khẩu, từ đó cán cân thương mại giảm. Ngược lại, giá trị tiền nội tệ giảm thì sẽ thuận lợi cho xuất khẩu, bất lợi cho nhập khẩu khiến thặng dư thương mại.
- Lạm phát: Lạm phát sẽ khiến đồng nội tệ mất giá, giá thành sản xuất thay đổi cũng tác động không hề nhỏ đến xuất nhập khẩu. Phá giá tiền tệ dẫn tới việc giá trị hàng nhập khẩu cao, giá trị hàng xuất khẩu thấp suy ra thâm hụt thương mại.
- Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế có thể bao gồm các rào cản trong việc xuất nhập khẩu một số mặt hàng (thuế, các điều kiện đối với sản phẩm trong các lĩnh vực nhất định…) hoặc hỗ trợ của Chính phủ khiến giá cả cũng như số lượng sản xuất thay đổi… sẽ khiến thay đổi giá trị xuất nhập khẩu khi đó cán cân thương mại cũng thay đổi.
- Ngoài ra có thêm một số yếu tố nữa như: cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của các quốc gia, thu nhập của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước, các chu kỳ kinh tế, ảnh hưởng của dòng vốn đổ vào quốc gia đó…
Những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại
Để tính cán cân thương mại ta áp dụng công thức sau:
Cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu bằng 0.
Nếu mức chênh lệch này > 0 thì cán cân thương mại thặng dư hay xuất siêu, mang giá trị dương, xuất khẩu > nhập khẩu;
Nếu mức chênh lệch < 0 thì cán cân thương mại thâm hụt hay nhập siêu, mang giá trị âm, xuất khẩu < nhập khẩu.
3 trạng thái cán cân thương mại