Tăng Trưởng Tín Dụng Đầu Năm 2023

Tăng Trưởng Tín Dụng Đầu Năm 2023

Trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam chịu tác động xấu từ bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Nhiều nền kinh tế là đối tác thương mại lớn của Việt Nam có mức tăng trưởng chậm lại. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương, cùng sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhằm thực hiện tốt các mục tiêu trong Nghị quyết XIII về phát triển kinh tế – xã hội được đề ra. Do vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm vẫn đạt 3,72%, trong đó động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là khu vực dịch vụ; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy tăng trưởng ổn định, thể hiện là trụ đỡ của nền kinh tế.

Trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam chịu tác động xấu từ bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Nhiều nền kinh tế là đối tác thương mại lớn của Việt Nam có mức tăng trưởng chậm lại. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương, cùng sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhằm thực hiện tốt các mục tiêu trong Nghị quyết XIII về phát triển kinh tế – xã hội được đề ra. Do vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm vẫn đạt 3,72%, trong đó động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là khu vực dịch vụ; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy tăng trưởng ổn định, thể hiện là trụ đỡ của nền kinh tế.

Đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng chính

Sau khi được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã nhanh chóng triển khai các dự án đầu tư công trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023, bao gồm hai dự án đường vành đai ở Hà Nội và TP HCM, và một số tuyến đường cao tốc. SSI Research cho rằng, đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng chính từ nửa cuối năm 2022, trong đó việc giải ngân vốn sẽ tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư công đang được ưu tiên.

Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân đến 30/6/2022 đạt 27,86%, với tổng số vốn giải ngân đạt 151.046,65 tỷ đồng trong kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 29,02%).

Nếu không tính 24.000 tỷ đồng vốn kế hoạch đầu tư của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ giao vào cuối tháng 5/2022, thì ước tỷ lệ giải ngân đến hết tháng 6/2022 đạt 29,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (518.105,895 tỷ đồng), tương đương cùng kỳ năm 2021.

Để thúc đẩy đầu tư công, Chính phủ đang đặt mục tiêu sẽ bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp cho các dự án trước quý II/2023, phần còn lại bàn giao vào quý IV/2023. Hơn nữa, để thúc đẩy tốc độ giải ngân, Chính phủ cũng sẽ áp dụng cơ chế thưởng vượt tiến độ cho các nhà thầu, cũng như thành lập ban chỉ đạo quốc gia về các dự án cơ sở hạ tầng giao thông. SSI Research nhận định, những điều trên thể hiện một quyết tâm chính trị rất lớn.

Cũng theo SSI Research, trong 6 tháng cuối năm 2022, các yếu tố rủi ro đến từ bên ngoài vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước, bao gồm diễn biến lạm phát tại Mỹ, việc tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (và các NHTW trên thế giới) cũng như khả năng suy thoái tại một số nền kinh tế lớn trên thế giới. Các rủi ro này có thể làm tăng trưởng xuất khẩu giảm, từ đó gây áp lực lên tiền Đồng trong bối cảnh nhu cầu trong nước yếu đi do lạm phát gia tăng. Trong khi số liệu kinh tế vĩ mô nửa cuối năm 2022 được kỳ vọng vẫn cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa tỷ lệ lạm phát trong tầm kiểm soát và mức tăng trưởng GDP cao (trên mức nền thấp của năm 2021), thì diễn biến vĩ mô năm 2023 có thể có nhiều khó khăn hơn.

Trong nửa đầu năm 2023, nhiều khả năng chỉ số CPI sẽ bật tăng cao vượt mức mục tiêu 4%, trong khi đó tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu chậm dần lại. Áp lực tăng giá đối với nhiều nhóm hàng hóa/dịch vụ vốn thuộc nhóm Nhà nước quản lý về giá (như điện, nước, giáo dục, y tế…) là khó có thể tránh khỏi. Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam hiện tại đang là kiểm soát lạm phát, sau đó là tăng trưởng khi rủi ro lạm phát giảm dần.

Năm 2023, SSI Research tin rằng sẽ là một năm tăng trưởng dựa vào hoạt động đầu tư. Các gói kích thích kinh tế có thể sẽ giải ngân mạnh hơn trong nửa cuối năm 2022, nhưng phần lớn các gói kích thích này sẽ được giải ngân vào năm 2023. Cùng với đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn là động lực quan trọng đối với tăng trưởng của Việt Nam. Cả hai yếu tố này sẽ là chủ điểm đầu tư của Việt Nam trong dài hạn.

Hai rủi ro tiềm ẩn của ngành ngân hàng năm 2023

Về ngành ngân hàng, SSI Research cho biết, rủi ro từ nợ tái cấu trúc do Covid có thể không đáng lo ngại tại các ngân hàng lớn. Tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu dự báo sẽ ở mức 38-39%. Tuy nhiên, rủi ro tiềm ẩn của ngành ngân hàng liên quan đến thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ trở nên rõ ràng hơn vào năm 2023. Theo ước tính, 25% tổng số trái phiếu bất động sản đã phát hành sẽ đáo hạn vào năm 2022, trong khi 65% sẽ đến hạn vào năm 2023 và 2024. Rủi ro này sẽ thể hiện rõ hơn vào chất lượng tài sản của các ngân hàng từ năm 2023. Chi phí huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản đang tăng lên, trong khi các khoản vay mua nhà có thời gian ân hạn 2020-2022 sẽ hết thời gian ưu đãi và có rủi ro trở thành nợ xấu vào năm 2023 khi các khoản thanh toán gốc và lãi đến hạn (trong bối cảnh thanh khoản thị trường bất động sản bị thắt chặt).

Do mục tiêu điều hành của NHNN là sự cân bằng giữa tốc độ tăng lãi suất và chính sách tăng trưởng tín dụng, SSI Research kỳ vọng NHNN sẽ thận trọng hơn trong điều hành chính sách tiền tệ, đưa lãi suất VND ở mức hợp lý so với lãi suất USD. Tiền Đồng có thể sẽ mất giá 2,2% vào cuối năm 2022. Đồng thời, NHNN cũng có thể sẽ thận trọng hơn trong việc nâng hạn mức tín dụng cho các NHTM trong nửa cuối năm nay. Tăng trưởng tín dụng của năm 2022 có thể dao động trong khoảng 15% -16%, giảm tốc so với mức 17% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 diễn ra chiều 7/12, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã giải đáp, làm rõ nhiều câu hỏi liên quan đến những lĩnh vực, vấn đề được báo chí, dư luận quan tâm.

Liên quan đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, năm 2024, ngay đầu năm nền kinh tế đã gặp một số khó khăn nhưng nhìn chung đến nay và còn gần 1 tháng nữa hết năm, câu chuyện tín dụng đã được giải quyết tích cực.

Tăng trưởng tín dụng rất hoà đồng với tăng trưởng chung của cả nền kinh tế, tín dụng gắn chặt với việc hỗ trợ doanh nghiệp cũng như đảm bảo việc kiểm soát lạm phát cả năm 2024. Với mức tăng trưởng tín dụng như hiện nay, chúng ta có thể đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của cả nền kinh tế đã đặt ra từ đầu năm.

Tính đến 29/11, tăng trưởng tín dụng đã đạt 11,9% và đến hôm nay (7/12), chúng ta đã đạt được 12,5% tăng trưởng tín dụng. Con số này so với cùng kỳ 2023 là khá tích cực, thời điểm này năm ngoái mới tăng được 9%.

Tổng dư nợ nền kinh tế khoản 15.300.000 tỷ; huy động vốn cũng đã đạt được khoảng 14.800.000 tỷ và tốc độ tăng của dư nợ đang cao hơn huy động vốn. Điều này cho thấy ngoài việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước cũng có những động tác điều chỉnh, hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại bằng các công cụ điều hành chính sách.

Lý giải tăng trưởng tín dụng năm nay tăng nhanh hơn năm trước, ông Tú cho rằng nền kinh tế của chúng ta đã và đang có nhiều thuận lợi, đạt được nhiều thành tựu trên tất cả lĩnh vực: Xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp nhìn chung đã khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư chung đã có thuận lợi…

Thêm vào đó là sự điều hành tích cực đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ kinh tế ngành đến kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá, tiền tệ có sự hài hoà giúp cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, vay vốn, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Vai trò có tính chất quyết định trong việc tăng trưởng tín dụng này là do biện pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Ngay từ đầu năm, chúng ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% và đã điều hành quyết liệt mặc dù cơn bão số 3 gây ảnh hưởng. Nếu như không có cơn bão số 3 gây ảnh hưởng thì tăng trưởng tín dụng năm nay có thể còn cao hơn con số này.

Theo ông Tú, từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, các ngân hàng thương mại hoàn toàn chủ động trong việc xác định hạn mức theo nhu cầu vốn của nền kinh tế và khả năng của ngân hàng mình. Ngân hàng nào hết hạn mức được giao từ đầu năm cũng chủ động trong việc tăng thêm hạn mức mà không chờ Ngân hàng Nhà nước thông báo như những năm trước đây.

Nguồn lực, nguồn vốn huy động năm nay cũng đảm bảo hài hoà, lãi suất đầu ra đã giảm tích cực. Tính đến thời điểm hiện nay so với đầu năm lãi suất cho vay bình quân đã giảm 0,96% - đây cũng là lý do giúp doanh nghiệp hạ chi phí đầu vào, tích cực đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước cũng tháo gỡ nhiều khó khăn trong thủ tục, quy định và đặc biệt là có cơ chế giãn hoãn nợ sau cơn bão số 3.

“Có thể thấy, những chính sách này trong năm 2024 đã thực sự phát huy hiệu quả và các doanh nghiệp cũng đón nhận những chính sách này tích cực, góp phần tháo gỡ cho sản xuất, tiêu dùng. Tín dụng cho bất động sản, chứng khoán mặc dù vẫn kiểm soát chặt rủi ro nhưng tạo điều kiện cho 2 lĩnh vực này khởi sắc hơn”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhận định.

Đối với vấn đề tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng 15% trong năm 2024, theo ông Tú là có thể đạt được.

“15% là con số định hướng trong điều hành, với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cùng với việc cuối năm bao giờ cũng là thời điểm giải ngân tích cực, tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhận định.