Phường Trung Tự Sáp Nhập

Phường Trung Tự Sáp Nhập

Theo phương án này, sau khi sắp xếp, thành phố sẽ còn 47 đơn vị gồm 36 phường và 11 xã. Như vậy, giảm 9 phường (20%), trong đó chủ yếu ở các quận trung tâm.

Theo phương án này, sau khi sắp xếp, thành phố sẽ còn 47 đơn vị gồm 36 phường và 11 xã. Như vậy, giảm 9 phường (20%), trong đó chủ yếu ở các quận trung tâm.

LẤY Ý KIẾN CỬ TRI VỚI CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN DỰ KIẾN SÁP NHẬP, SẮP XẾP.

Cũng theo Sở Nội vụ Hà Nội, căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định số 66/2023 của Chính phủ quy định về lấy ý kiến cử tri trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính và các hướng dẫn, Sở Nội vụ đã hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã lập danh sách, niêm yết danh sách cử tri, thời gian niêm yết tối thiểu 30 ngày để tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với các xã, phường, thị trấn dự kiến sáp nhập, dự kiến phải sắp xếp.

Cùng với đó, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo xây dựng hồ sơ, đề án sắp xếp các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp. Đề án và việc lấy ý kiến cử tri phải được hoàn thành trước ngày 5/4/2024.

Đối với những địa phương đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri, Ban Chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn họp thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập đơn vị hành chính. UBND xã, thị trấn trình HĐND cùng cấp thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập đơn vị hành chính. UBND xã, thị trấn trình hồ sơ đề nghị sắp xếp đơn vị hành chính lên UBND huyện. Thời gian triển khai từ ngày 27/3 - 10/4/2024.

Sau khi hoàn thành lấy ý kiến cử tri cấp xã và HĐND cấp xã, UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thiện hồ sơ đề nghị sắp xếp đơn vị hành chính trình HĐND cùng cấp thông qua. HĐND quận, huyện, thị xã xem xét, tổ chức kỳ họp, ban hành Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính mới trên cơ sở sáp nhập đơn vị hành chính. UBND quận, huyện, thị xã tổng hợp hồ sơ đề nghị sắp xếp đơn vị hành chính của quận, huyện mình, trình UBND thành phố (qua Sở Nội vụ); hoàn thành chậm chất là ngày 15/4/2024.

Từ 15-30/4/2024, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, xây dựng, hoàn chỉnh hồ sơ Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố để báo cáo Ban Cán sự đảng UBND thành phố và UBND thành phố để trình xin ý kiến Thường trực, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Sau đó, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ thông qua chủ trương, UBND thành phố hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng Nhân dân thành phố xem xét ngày 15/5/2024. "Sau kỳ họp này, Sở Nội vụ sẽ hoàn thiện hồ sơ để UBND thành phố trình Chính phủ, Bộ Nội vụ và các cơ quan cấp trên để thông qua", đại diện Sở nội vụ thông tin.

TPO - Thị xã Sơn Tây có 3 phường thuộc diện phải sắp xếp là phường Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi. Dự kiến, phường mới được thành lập là có tên là phường Ngô Quyền.

Ngày 23/3, Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây tổ chức Hội nghị thông tin và giải đáp những thắc mắc về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thị xã.

Tại thị xã Sơn Tây, có 3 phường thuộc diện phải sắp xếp gồm phường Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi. Nguyên nhân là bởi 3 phường đều không đảm bảo tiêu chí và phải sắp xếp giai đoạn 2023 – 2025.

Cụ thể, phường Lê Lợi có diện tích tự nhiên là 0,90 km2 (đạt 16,36% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 8.617 người; phường Quang Trung có diện tích tự nhiên là 0,76 km2 (đạt 13,82% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 8.714 người; phường Ngô Quyền có diện tích tự nhiên là 0,42 km2 (đạt 7,64% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 8.418 người.

Theo phương án sắp xếp của thị xã Sơn Tây, lấy Thành cổ Sơn Tây làm trung tâm sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 phường thành 1 phường mới. Tên gọi của phường mới là phường Ngô Quyền.

Phường mới sẽ có diện tích tự nhiên 2,08km2 (đạt 37,82% so với tiêu chuẩn) và quy mô dân số 25.749 người (đạt 514,98% so với tiêu chuẩn).

Với phương án sáp nhập này, thị xã Sơn Tây sẽ tính toán phương án tối ưu nhất đảm bảo thuận lợi cho người dân và hoạt động của bộ máy hành chính mới, cũng như đảm bảo sự phát triển chung của thị xã.

Tại hội nghị, UBND thị xã Sơn Tây đã thông tin về kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cử tri. Theo đó, thời gian lấy ý kiến cử tri thực hiện từ ngày 31/3/2024 đến ngày 2/4/2024.

Sau khi lấy ý kiến cử tri, UBND thị xã sẽ trình tại kỳ họp HĐND thị xã thông qua nội dung sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.

Ninh Giang có 14 xã phải sáp nhập để thành lập 6 xã mới. Đây là địa phương có số xã phải sáp nhập nhiều nhất tỉnh.

Cán bộ tư pháp, hộ tịch xã Ninh Thành tập trung kiểm đếm sổ sách

Đến thời điểm này, cả hệ thống chính trị từ huyện đến các xã của huyện đang rất khẩn trương để hoàn thành khối lượng công việc lớn liên quan đến việc này.

Khẩn trương để kịp tiến độChiều 20.11, xã Ninh Thành tổ chức các cuộc họp cán bộ chủ chốt; họp toàn thể cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách để triển khai việc rà soát, đánh giá, kiểm kê chuẩn bị bàn giao cho xã mới. Trước giờ họp, một số cán bộ, công chức vẫn tranh thủ rà soát, kiểm kê lại tài liệu phục vụ công tác sáp nhập.

Xã Tân Hương sáp nhập với Ninh Thành nên đồng chí Đào Ngọc Tú, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Thành đang bận chuẩn bị cho kỳ họp HĐND thứ nhất của xã mới sắp tới, chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động đến hết tháng 11...Mặc dù rất bận nhưng đồng chí cho biết công việc thuận lợi hơn do huyện đã ban hành hướng dẫn thời gian chi tiết thực hiện các nội dung sắp xếp các xã. Do nắm được thông tin tỉnh sẽ ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã sẽ nghỉ công tác do sắp xếp nên một số đồng chí cán bộ, công chức thuộc diện dôi dư đang chờ làm đơn xin nghỉ.

Cán bộ, công chức xã Ứng Hòe cũng tất bật vừa chuẩn bị cho việc sáp nhập xã, vừa chuẩn bị báo cáo để đón đoàn thẩm tra công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ứng Hòe vừa chuyển sang trụ sở làm việc mới nên công việc càng bề bộn.Từ giữa tháng 11, xã đã phải tổ chức một số cuộc họp cả vào buổi tối để kịp tiến độ chuẩn bị cho việc nhập xã. Đồng chí Bùi Văn Thanh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ứng Hòe cho biết khối lượng công việc lớn, lại phải thực hiện trong thời gian ngắn nên Đảng ủy, UBND xã phải phân công chi tiết, giao trách nhiệm cho từng đảng ủy viên, cán bộ, công chức để cùng thực hiện, chia sẻ công việc.

Các xã đều đang cố gắng chạy đua để đạt các mốc thời gian theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.

Chưa chốt phương án sắp xếp cán bộ

Chiều 20.11, lãnh đạo Ban Tổ chức Huyện ủy Ninh Giang cho biết Thường trực Huyện ủy đang họp để nghe Ban Tổ chức Huyện ủy báo cáo bước đầu về phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy, cán bộ ở các xã mới sau sáp nhập.Trước đó, sáng 20.11, trong cuộc làm việc giữa Ban Pháp chế HĐND tỉnh và Sở Nội vụ, đồng chí Phạm Văn Khảnh, Bí thư Huyện ủy Ninh Giang tiếp tục nêu một số khó khăn về tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức trước khi nhập xã. Huyện đề nghị Sở Nội vụ và các ngành liên quan khẩn trương phối hợp, tháo gỡ; có giải pháp giãn bớt các mốc thời gian đối với những công việc chưa cần kíp để cấp xã chuẩn bị tốt hơn... Qua nắm bắt ở các xã, vẫn có một số khó khăn liên quan đến công tác sắp xếp cán bộ, công chức cần tháo gỡ. Mỗi tổ chức, hội, đoàn thể đều đã có hướng dẫn riêng nhưng các nội dung về điều kiện, tiêu chuẩn để lựa chọn ai là cấp trưởng các tổ chức, hội, đoàn thể xã mới trong số cấp trưởng ở các xã cũ đều có đủ trình độ, điều kiện thì không thống nhất nên rất khó thực hiện.Theo Hướng dẫn kiện toàn tổ chức bộ máy và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã vừa được Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành thì cán bộ cấp xã là chủ tịch MTTQ, trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì có thể tuyển dụng vào công chức cấp xã, sau đó bố trí công tác phù hợp.Tuy nhiên, việc tuyển dụng sẽ được thực hiện vào thời gian nào, trước hay sau khi sắp xếp, sáp nhập cũng đang là mối quan tâm của nhiều cán bộ, công chức các xã...

Dự kiến, đến ngày 25.11, Thường trực Huyện ủy Ninh Giang sẽ họp thống nhất phương án kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở các xã sáp nhập. Ngày 29.11, HĐND 14 xã sẽ họp kỳ cuối cùng trước khi sáp nhập.Đến ngày 30.11, Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ triệu tập hội nghị cán bộ chủ chốt của cả 14 xã tại địa điểm đặt trụ sở 6 xã mới. Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp, sáp nhập xã; công bố nghị quyết, các quyết định về kiện toàn tổ chức Đảng, MTTQ, các đoàn thể chính trị, xã hội các xã mới...Với khối lượng công việc lớn, trong thời gian ngắn và chưa rõ phương án chính thức về nhân sự càng đòi hỏi cán bộ, công chức các xã trong diện sáp nhập ở Ninh Giang phải tập trung nêu cao trách nhiệm, dốc sức để bảo đảm thời gian, chất lượng sáp nhập các xã theo quy định.

Huyện Ninh Giang có 14 xã phải sáp nhập để thành lập 6 xã mới. Tên các xã mới sau khi sáp nhập được lấy như tên trước kia các xã được tách ra. Theo đó, các xã Ninh Hòa, Quyết Thắng sáp nhập với Ứng Hòe thành xã Ứng Hòe; các xã Hoàng Hanh, Quang Hưng sáp nhập với Tân Quang thành xã Tân Quang; Hồng Thái sáp nhập với Hồng Dụ thành xã Hồng Dụ; Ninh Thành sáp nhập với Tân Hương thành xã Tân Hương; Hưng Thái sáp nhập với Hưng Long thành xã Hưng Long; Văn Giang sáp nhập với Văn Hội thành xã Văn Hội. Sau khi sáp nhập, Ninh Giang còn 19 xã, 1 thị trấn, giảm 8 đơn vị hành chính cấp xã.