Nhà thờ Turku – Công trình tôn giáo cổ kính của Phần Lan
Nhà thờ Turku – Công trình tôn giáo cổ kính của Phần Lan
"Luce - Ánh sáng" hay "Luce & Friend" mang phong cách hoạt hình, được tòa Thánh Vatican giới thiệu là linh vật biểu tượng Năm Thánh 2025
Giờ Lễ Ngày Chúa Nhật Tại Các Nhà Thờ Trung Tâm Hà Nội
May áo công giáo, chúng con xin chia sẻ giờ lễ tại các nhà thờ trung tâm Hà Nội, để quý ông bà biết thời gian và tham dự thánh lễ đúng giờ.
40, Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chúa nhật – 05h00, 07h00, 08h30, 10h00 (Tiếng Pháp), 11h30 (Tiếng Anh), 16h00 (lễ Thiếu nhi), 18h00, 20h00 (lễ Giới trẻ)
Thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy: Trước Thánh lễ 30 phút
Thứ Sáu đầu tháng: 14h00 – 18h00
21, Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Lịch mùa Đông từ ngày 01/10 – 30/4
Ngày thường – 05h30 (6h00 mùa Đông) và 19h00 trừ Thứ Hai và Thứ Sáu)
Chúa nhật – 06h00 (06h30 mùa Đông), 08h30 (lễ Thiếu nhi), 17h00 (lễ Giới trẻ), 19h00
56, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội
Chúa nhật – 06h30; 08h30 (cho Thiếu nhi); 10h30 (tiếng anh); 19h00
17, Ngõ Tân Lạc, Đại La, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
19h00: Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bẩy
(Lịch giải tội: Trước và sau các Thánh lễ)
Chúa nhật: 8h00; 18h00 và 20h00
(Lịch giải tội: Trước và sau các Thánh lễ)
Thứ Năm và Thứ Sáu đầu tháng: 18h15 – 18h45
Chúa Nhật thứ III trong tháng: 9h00 -9h30
172, Đê Trần Khát Chân, Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
180/2 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội
Thứ Bảy – 05h30, 09h00, 12h00, 19h00
Chúa nhật – 05h30, 08h00, 10h00, 16h00, 18h00 và 20h00
162, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
Chúa Nhật – 06h30, 9h00(lễ Thiếu nhi), 17h00 và 19h00
766 Đường La Thành, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
409 An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
5h30: Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Sáu, và Thứ Bảy
Chúa Nhật – 09h00 (lễ Thiếu nhi) và 18h00
An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
Ngày thường: 18h00 Thứ Hai, Thứ Tư
Ngách 335/27, Đường An Dương Vương, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Ngày thường 18h00 Thứ Tư và Thứ Sáu
111, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
Thứ Ba, thứ Tứ, thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy: 05h30
Thứ Sáu: 19h00 (Trước Thánh lễ, lúc 18h30 Chầu Thánh Thể)
Chúa Nhật – 5h30; 08h00 (lễ Thiếu nhi – sau lễ học Giáo lý), 16h00, 18h00; 20h00
Ngõ 1333 đường Giải Phóng, Hoàng Mai
(Cạnh trụ sở UBND Quận Hoàng Mai)
Ngày thường – 20h00: thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu
30, ngõ 95, phố Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Chúa Nhật – 07h00 (mùa hè 6h30); 8h30; 19h00
Số 35, ngõ 295 Yên Duyên, Yên Sở, Hoàng Mai
Số 1 Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
Chúa nhật – 5h30; 8h00 (lễ Thiếu nhi); 17h00; 19h30
Tổ dân phố 4, Đồng Mai, Hà Đông
Đường Hòa Bình, Tổ dân phố 14, Yên Nghĩa, Hà Đông
Tổ dân phố 11, Yên Nghĩa, Hà Đông
Ngày thường – 05h00: Thứ Ba, Tư và Sáu – 18h30: Thứ Hai, Năm và Bảy
Thôn 3, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội
Ngày thường – 19h30 (19h00 mùa Đông)
Thứ Bảy -19h30 (19h00 mùa Đông)
Chúa Nhật -08h00: lễ Thiếu nhi ; 17h00 (16h00 mùa Đông)
Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
Ngày thường – 05h30: Thứ Hai, Tư, Sáu, và Bảy – 19h00: Thứ Ba và Năm (19h30 mùa Hè)
Thứ Bảy – 5h30, 19h00 (19h30 mùa Hè)
Mùa Đông: – 06h00, 16h00 (lễ Thiếu nhi) và 19h00
Mùa Hè: – 06h00, 16h30 (lễ Thiếu nhi) và 19h30
Đông Ngạc, làng Chèm, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội
Ngày thường: 18h00 Thứ Ba và Thứ Năm
Ngõ 220, Đường Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội
Chúa Nhật – 16h00; 18h00; 20h00
Số 550 đường Trần Cung, Từ Liêm, Hà Nội
Ngày thường: Thứ Ba và thứ Sáu 18h30
Xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội
Chúa Nhật – 17h00 (16h30 mùa Đông)
Bãi Thụy, Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Nội 2
Thứ Bẩy – 19h30 (19h00 mùa Đông)
Chúa Nhật – 10h00 (Thánh lễ Thiếu Nhi)
khu 2, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
Ngày thường – 5h00; Ngày Thứ Năm : 19h30 (Giới Trẻ)
Chúa Nhật – 8h00: Thiếu Nhi ; 19h00: Cộng Đoàn
Ngày Hành Hương Đấng Đáng Kính Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận: Ngày 16 hằng tháng
Chương Trình : + 10h00: Chia sẻ, gặp gỡ chứng nhân đã sống với Đức Hồng Y + 10h30: Thánh lễ. + 11h30: Cầu nguyện cùng Đức Hồng Y và thăm nơi ngài đã sống.
Chúa Nhật: 10h30 Tuần 1 và 3 trong tháng
Chúa nhật: 15h00 Tuần 3 trong tháng
Chúa Nhật: 17h00 Tuần 1 trong tháng
Chúa Nhật: 16h00 Tuần 2 trong tháng
– Thứ Bảy: 05h00; 19h30 (Lễ vọng ngày Chúa nhật).
– Giáo lý Thiếu nhi và Thiếu niên: Sau Thánh lễ sáng Chúa nhật hằng tuần.
– Giáo lý Hôn nhân và dự tòng (theo khóa):
+ Chúa nhật: Từ 15h00 đến 17h00
5. Lịch tiếp đón tiếp Hôn nhân: Thứ Sáu hàng tuần.
* Lưu ý: Kể từ 01 tháng 11, đổi lại lịch mùa đông như sau: Tất cả các Thánh lễ buổi sáng giữ nguyên giờ. Buổi tối sẽ sớm hơn 30 phút.
Lịch Giải tội: 30 phút trước Thánh lễ tối.
Lịch Rửa tội: 18h00: Thứ Tư đầu tháng
Lưu ý: Kể từ 01 tháng 11, đổi lại lịch mùa đông như sau: Tất cả các Thánh lễ buổi sáng giữ nguyên giờ. Buổi tối sẽ sớm hơn 30 phút.
Thứ Ba: 19h30 tại họ Phương Quan
Lịch Giải tội: 30 phút trước Thánh lễ tối
Lịch Rửa tội: 18h30 Thứ Ba đầu tháng
* Lưu ý: Kể từ 01 tháng 11, đổi lại lịch mùa đông như sau: Thánh lễ sẽ sớm hơn 30 phút.
Lịch Giải tội: 30 phút trước Thánh lễ tối
Lịch Rửa tội: Chúa nhật đầu tháng
* Lưu ý: Kể từ 01 tháng 11, đổi lại lịch mùa đông như sau: Tất cả các Thánh lễ sẽ sớm hơn 30 phút.
Chúa Nhật: 4h00 chiều (mùa hè 4h30 chiều)
Thứ Tư: 6h30 chiều (mùa hè 7h tối)
Thứ Năm: 5h00 chiều (mùa hè 5h30 chiều)
Thứ Bảy: (tuần 2 và tuần 4): 4h00 tối (mùa hè 4h30 tối)
Thứ 6: 5h00 chiều (mùa hè 5h30 chiều)
Thứ Bảy (tuần 1): 4h00 chiều (mùa hè 4h30 chiều)
Thứ 6: 6h00 chiều (mùa hè 6h30 chiều)
Thứ Bảy (tuần 2): 4h00 chiều (mùa hè 4h30 chiều)
Thứ Hai (tuần 1 và tuần 3): 6h00 chiều (mùa hè 6h30)
Thứ Bảy (tuần 3): 4h chiều (mùa hè 4h30 chiều)
Thứ Tư: 5h chiều (mùa hè 5h30 chiều)
Thứ Bẩy: 6h00 chiều (mùa hè 6h30)
Thứ Hai (tuần 2 và tuần 4): 6h00 chiều (mùa hè 6h30)
(Lễ cho người nhập cư khu Đô Thị An Khánh và vùng lân cận)
Chúa nhật: 16h00 (mùa Hè 16h30)
Lịch giải tội: trước và sau các giờ lễ
Chúa Nhật – 10h00 (giờ cố định nhưng luân chuyển địa điểm các giáo họ)
Tuy là phận gái chân yếu tay mềm nhưng Thiên Ninh công chúa vẫn được sử sách ghi danh như người có công cứu nhà Trần khỏi nguy cơ diệt vong sớm.
Vào thời điểm đầu năm 1955, Linh mục Phêrô Đặng Chánh Tế (gốc Kẻ Non, Hà Nam) và Lm An Tôn Bùi Ngọc Trợ đã cùng một số gia đình Công giáo di cư từ miền Bắc (gốc Kẻ Non Đồng Chuối, Đồng Bào, Phú Ốc vv …) đến dựng lều tạm cư tại vùng đất Xuân Thới thượng thuộc xã Bà Điểm ngày nay.
Đến khoảng tháng 3 năm 1955, Cha Phêrô Tế đã cùng nhóm con chiên của mình quyết định rời bỏ Xuân Thới Thượng để đến vùng đất mới thuộc xã Trung Mỹ Tây (Hóc Môn) để tái định cư và bắt tay ngay vào việc ổn định cuộc sống. Từ nơi đây một cộng đoàn đã hình thành…
Khoảng tháng 10-1957, Cha An tôn Trần Huy Ất thay Cha Phêrô Tế phục vụ Giáo xứ. Được hơn một năm, Cha AnTôn Ất nghỉ hưu và việc chăn dắt Cộng đoàn được Cha Phêrô Trần Ngọc Thục đảm nhận (chính xứ giai đoạn 1 ).G x TMT bắt đầu chặng đường dài phát triển..
Những chặng đường dài xây dựng và phát triển
Qua một thời gian ngắn đầu tiên, các nóc nhà liên kế nhỏ nhắn được xây dựng, với mái lá, tường đất thay thế cho các liều bạt tạm bợ. Cũng vào thời điểm này, những người khác làng, khác xứ đó đã chung vai hợp sức với nhau để tạo dựng nên Ngôi Thánh đường đơn sơ đầu tiên, với cột gỗ, vách ván, mái tôn, và đó chính là “Thánh đường “tiên khởi của cộng đoàn có tên Phú Cẩm ( ghép tên hai làng gốc Bắc và Phú Ốc và Cẩm Bối). Sau thời gian lập xứ,tên “Phú Cẩm “ được đổi thành “Trunng Mỹ Tây” trùng với tên địa danh xã nơi cộng đoàn giáo dân sinh sống. Được biết, sở dĩ có sự thay đổi tên Giáo xứ như trên vì xảy ra sự việc là một Giáo xứ bên Pháp có gửi tặng Giáo xứ Phú Cẩm thành “Phu Cam”(không dấu ), trùng với Giáo xứ Phủ Cam (Huế), nên quả chuông không đến đúng địa chỉ nơi nhận và cuối cùng phải trả lại về Pháp.
Từ năm 1959 đến 1960,Cha Gioan Lê Trung Độ về làm Chính xứ và bắt tay vào việc phát triển Giáo xứ. Ngài quan tâm nhiều phát triển Giáo xứ, đặt biệc là tổ chức các đoàn thể như Legio Mariae, Thanh Sinh Công …
Chính tại nơi chốn này, ngọn lửa đức tin đã được duy trì và nuôi dưỡng để từng bước Cộng đoàn nhỏ bé và kiên cường này – như bao cộng đoàn anh em khác cùng hoàn cảnh di dân – lớn lên từng ngày và dần trưởng thành trong suốt 50 năm qua…
Bên cạnh đó, một dãy nhà năm gian cũng được dựng tạm để làm trường học cho các con em của cộng đoàn sơ khởi. Sau đó vài năm trường được tu sửa lại và cho mượn làm trường tiểu học công lập. Khi thánh đường Gx được xây cất năm 1961, ngôi trường cũng được xây dựng lại lấy tên là Trường Tiểu học Mẫu Tâm và do Giáo xứ quản lý và sử dụng đến nay…
Năm 1961 được coi là một mốc thời gian quan trọng. Một Ngôi Thánh đường mới, kiên cố hơn đã được Cha Phêrô Trần Ngọc Thục (chính xứ giai đoạn 2) chủ xướng xây dựng. Tuy kiến trúc đơn giản với mái tôn, cột gỗ, tường gạch… nhưng Ngôi Thánh đường này đã tồn tại và đứng vững giữa Cộng đoàn trong suốt thời gian hơn 50 năm qua .
Hai năm sau, tức là năm 1963 Cha Giáo xứ Giuse Đỗ Trọng Tấn về nhận xứ thay cho Cha già cố Thục. Từ thời điểm này, Giáo xứ đã có nhiều thay đổi; sửa sang nhà xứ, làm gác đàn nhà thờ, đem điện về Nhà Thờ, mua chuông mới, mua khu đất làm nghĩa trang mới, tân trang mặt tiền Thánh đường vv…
Sau gần 30 năm phục vụ Giáo xứ, vào cuối năm 1992, Cha cố Giu se Đỗ trọng Tấn đã xin nghĩ hưu và thay thế ngày là Cha Đaminh Vũ Ngọc Thủ, một Lm trẻ, nhiệt tình và năng động. Sau khi nhận xứ, Cha Đaminh tiếp tục công trình của Cha cố Giuse. Ngài bắt tay ngay vào việc xây dựng thêm một số cơ sở và công trình vật chất như xây cất các phòng học Giáo lý, xây dựng Đài Đức Mẹ và khuôn viên bên hông Nhà Thờ…
Ngoài ra, Cha xứ Đa minh cũng tổ chức Thiếu Nhi Thánh Thể, đào tạo giáo lý viên và mở các lớp giáo lý cho trẻ em và thiếu nhi.Giáo xứ cũng cố ca đoàn và tổ chức các lớp giáo lý hôn nhân- tân tòng định kỳ từng khóa.
Do ý định của bề trên sau gần 3 năm phục vụ giáo xứ, Cha chính xứ Đa minh được thuyên chuyển về một giáo xứ khác ở nội thành, để lại một số những dự án chưa thực hiện được..
Từ tháng 4-1995 Lm Giuse Trần Văn Phước về nhận chức vụ Chính xứ Trung Mỹ Tây. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Cha chính xứ Giuse là vấn đề nhân sự và chuẩn bị xa cho việc xây dựng lại Ngôi Thánh đường đang có dấu hiệu xuống cấp. Ngài đã thực hiện những việc cụ thể như: tổ chức bầu Hội Đồng Mục Vụ GX (nhiệm kỳ 1996- 1999) với đầy đủ 20 thành viên có khả năng và tâm huyết; phát động “ Quỹ tiết kiệm xây dựng Thánh đường Giáo xứ bằng hình thức gởi đến mỗi gia đình một hợp đựng tiền tiết kiệm, hàng tháng được thu lại; khuyến khích cộng đoàn đọc và học hỏi Kinh Thánh; quan tâm mở các lớp giáo lý cho các lứa tuổi; khuyến khích các cặp vợ chồng mừng kỷ ngày thành hôn v.v… Về xây dựng, ngài mạnh dạn cho sửa sang lại gian Cung Thánh khang trang, sáng sủa hơn, nhất là phù hợp với tinh thần phụng vụ của Công Đồng Vaticano 2
Từ tháng 5-1998 cha Giuse rời Giáo xứ để nhận nhiệm sở mới. Lúc này Gx TMT vắng Cha xứ, nên HDMVGX đảm nhận công việc điều hành Giáo xứ với sự trợ giúp mục vụ của Cha quản hạt Hóc Môn.
Cho đến nay ngày 11-11-1999, Cha Phêrô Phạm Văn Tân, thuộc dòng Don Bosco, chính thức được phân công về quản nhiệm Giáo xứ. Trước hết Ngài quan tâm đến vấn đề mục vụ giới trẻ nên đã thành lập ngay ban Phục trách Mục Vục Giới Trẻ. Hàng tháng có thánh lễ chiều chúa nhật cuối tháng dành cho giới trẻ. Các đoàn thể khác thuộc giới trẻ cũng được củng cố và tạo điều kiện pháp triển, như các ca đoàn, nhóm huynh trưởng TN, nhóm giáo lý viên… Thời gian này, các lớp giáo lý cho thiếu nhi vẫn hoạt động bình thường và đầy đủ với nhiều nét sinh động và thu hút khá đông các em thiếu nhi.
Ngoài ra, về công tác xây dựng và tu sửa, Cha Phê rô đã cùng với HĐMVGX thực hiện tường bao hai nghĩa trang của giáo xứ. Đây là một công trình không chỉ lợi ích về mặt mỹ quan và thuận lợi cho việc quản lý cơ sở của giáo xứ, mà còn nói lên được sự hiệp nhất và đoàn kết trong giáo xứ, mà còn nói lên được sự hiệp nhất và đoàn kết trong giáo xứ sau thời gian dài vắng bóng chủ chăn. Bên cạnh đó Cha Phêrô cũng giúp giáo xứ tôn tạo, nâng cao khuôn viên thánh đường và sân nhà xứ. Công trình này thật khẩn thiết và có ý nghĩa, vì vào mỗi mùa mưa, sân nhà thờ, nhà xứ thường ngập lụt dơ bẩn do nước đọng ( vì khu vực xung quanh cao hơn)
Tuy nhiên, theo quyết định của bề trên giáo phận, Cha Phê rô Tân đã rời nhiệm vụ quản xứ sau gần 4 năm phục vụ GxTMT. Người được bài sai về làm chính xứ TMT là một LM trẻ và năng động. Đó là Cha Giuse Trần Thanh Công. Ngài sinh năm 1966 và thụ phong LM năm 1999. Ngài chính thức nhận xứ là ngày 25-9-2003. Đây là Linh mục Chính xứ thứ 9 của Gx TMT. Ước vọng của Ngài là xây dựng một cộng đoàn yêu thương, hiệp nhất, đồng thời cố gắng hoàn thiện các công trình còn dang dở. Trước hết Ngài cũng cố các hội đoàn, đặc biệt là giới trẻ. Ngài cũng quan tâm việc dự kiến kế hoạch cũng cố nhân sự và phát động “Quỹ tiết kiệm xây dựng thánh đường Giáo xứ”. Đây được coi là “việc cần làm ngay” nhằm nuôi dưỡng ý nguyện Cộng đoàn về một Ngôi Thánh đường mới, thay thế cho Ngôi Thánh đường hiện tại đã cũ kỹ, xuống cấp và không còn đáp ứng đủ nhu cầu Tôn Giáo và sinh hoạt của Cộng đoàn nữa…
Một số việc quan trọng đã và đang được thực hiện để chuẩn bị xây dựng một “ Ngôi Thánh đường mới và khang trang “ như mua bán, sang nhượng một số nhà đất ở khu vực chung quanh Nhà Thờ, tổ chức tham quan những mẫu Thánh đường mới, phác thảo họa đồ Ngôi Thánh đường tương lai v.v..
Ngay từ những ngày đầu về nhận xứ 24/4/2008, để thực hiện ước mơ của Cộng đoàn về một Ngôi Thánh đường mới, và vì Ngôi Thánh đường cũ đã quá rệu rạo và xuống cấp cũng như quá nhỏ so với số di dân ngày càng tăng, Cha Chính xứ Giuse Nguyễn Đức Trí đã bắt tay ngay vào việc xây dựng Ngôi Thánh đường mới dù phải xoay sở, xin ăn cách này hay cách nọ, hết Nhà Thờ này đến Nhà Thờ nọ vì ngân quỹ giáo xứ eo hẹp.
Với cái nhìn xa cho nền tảng đức tin ở lớp trẻ của Giáo xứ cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho việc sinh hoạt đòan thể, Ngài đã mạnh dạn tiến hành xây dựng lại nhà Mục Vụ Giáo Lý. Cho tới nay Nhà Mục Vụ Giáo Lý đã được đưa vào sử dụng một cách hiệu quả.
Để thực hiện được 2 ước mơ trên, trước hết Ngài đã tiến hành bầu lại Ban Thường Vụ và Hội Đồng Mục Vụ trẻ hơn để có thể đáp ứng được yêu cầu khẩn thiết cho việc xây dựng. Thêm vào đó Ngài cũng huy động và nhờ sự trợ giúp đầy kinh nghiệm của HĐMV cũ. Đây là bước đột phá trong hơn 50 năm hình thành và phát triển của Giáo xứ.
Nhìn lại quãng thời gian đã qua, nhất là từ năm 1992 đến nay, Giáo xứ đã có khá nhiều thay đổi về mọi mặt, từ việc xây dựng, tu sửa, tôn tạo các cơ sở, công trình vật chất đến việc mở mang phát triển các hội đoàn Công giáo tiến hành, các lớp giáo lý cho mọi thành phần mọi lứa tuổi, các ca đoàn v.v… Một điểm đáng ghi nhận là để có một Giáo xứ với diện mạo và nhiều tiềm năng như hôm nay, các LM Chính xứ đã đỗ bao công sức và tâm huyết, với một ý nguyện cao cả duy nhất là phục đoàn chiên theo gương Chúa Kitô và các thánh Tông đồ. Bằng đời sống đạo đức gương mẫu và khả năng Chúa ban, cùng với sự hợp tác tích của HĐMVGX và cộng đoàn, các ngài đã cống hiến đời mình cho việc mở rộng Nước Chúa, nhờ vậy GxTMT vẫn tồn tại, đứng vững và luôn hướng về tương lai để phát triển.
Ngoài ra, Gx TMT cũng được coi là một cái nôi phát triển nhiều ơn thiên triệu LM, tu sĩ. Đặc biệt là nơi đây đã cống hiến cho Giáo hội VN một vị Giám mục, đó là Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, hiện đang cai quản Giáo phận Long Xuyên.