Sáng ngày 12 tháng 6 năm 2021, khi Báo Điện tử VOV đã công khai đăng hai bài báo với tựa đề "Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng"[41] và “Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm”[42], nhiều người đã phản ứng dữ dội với lý do "thông tin trong bài phiến diện một chiều, không đứng ra tấn công các nghệ sĩ sai phạm, lừa đảo người dân mà đứng ra công kích người vạch trần những hành vi sai phạm như vậy".[43] Nghi ngờ có tính chất lợi ích nhóm ở đây, đến trưa cùng ngày, toàn bộ các nền tảng xã hội của báo trên Google, Facebook bị "khủng bố" bằng các bình luận đe dọa, công kích, kêu gọi tẩy chay... Sau đó, các fanpage khác của VOV1, VOV2, Kênh truyền hình VOV… cũng liên tiếp nhận hàng trăm bình luận tương tự. Các phóng viên thực hiện loạt bài này cũng bị hàng loạt tài khoản nặc danh gửi tin nhắn công kích, đe dọa. Không dừng lại ở đó, một số người còn dò tìm số điện thoại, mạng xã hội của vợ hoặc chồng phóng viên VOV để công kích dưới dạng tin nhắn.[44]
Sáng ngày 12 tháng 6 năm 2021, khi Báo Điện tử VOV đã công khai đăng hai bài báo với tựa đề "Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng"[41] và “Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm”[42], nhiều người đã phản ứng dữ dội với lý do "thông tin trong bài phiến diện một chiều, không đứng ra tấn công các nghệ sĩ sai phạm, lừa đảo người dân mà đứng ra công kích người vạch trần những hành vi sai phạm như vậy".[43] Nghi ngờ có tính chất lợi ích nhóm ở đây, đến trưa cùng ngày, toàn bộ các nền tảng xã hội của báo trên Google, Facebook bị "khủng bố" bằng các bình luận đe dọa, công kích, kêu gọi tẩy chay... Sau đó, các fanpage khác của VOV1, VOV2, Kênh truyền hình VOV… cũng liên tiếp nhận hàng trăm bình luận tương tự. Các phóng viên thực hiện loạt bài này cũng bị hàng loạt tài khoản nặc danh gửi tin nhắn công kích, đe dọa. Không dừng lại ở đó, một số người còn dò tìm số điện thoại, mạng xã hội của vợ hoặc chồng phóng viên VOV để công kích dưới dạng tin nhắn.[44]
Buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam diễn ra vào tối 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình (tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam). Ngày 19 tháng 5 năm 1980, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương, đến năm 1987 thì đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. Ngày 7 tháng 9 hàng năm được chọn là ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam[25]
Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có:
Từ ngày 2 tháng 11 năm 1998 (thời điểm báo Tiếng nói Việt Nam phát số in đầu tiên) cho đến nay, có hai loại báo chí chính thức là báo điện tử trực tuyến và báo in giấy:
Sáng 19 tháng 1 năm 2021, trên fanpage truyền hình VOV đã đăng thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời sau thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư vòm họng. Thông tin này khiến gia đình ông, kể cả bản thân Trần Tiến ngỡ ngàng và bức xúc trước thông tin thất thiệt được lan truyền: "Từ sáng giờ tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ mọi người. Tôi cũng bất ngờ, tôi chưa chết mà sao lại rủa cho tôi chết?[39][40] Sau khi sự việc xảy ra, trang Fanpage chính thức của đài đã gửi lời xin lỗi chính thức tới nhạc sĩ.[39]
Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924
Email: [email protected]
Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), cũng được gọi là VOV (viết tắt từ tên tiếng Anh: Voice of Vietnam, nguyên văn 'Tiếng nói Việt Nam'),[3][4][5] là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam, có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Quốc hội, nhằm góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân".[6]
Hiện tại, VOV chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông[7] với bốn loại hình truyền thông chính là phát thanh, truyền hình, báo in giấy và báo điện tử trực tuyến.[8][9]
Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít bị diệt vong. Mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp ở Đông Dương ngày càng căng thẳng, chờ thời cơ bùng nổ. Trong bầu không khí ấy, ở Việt Nam báo chí chưa đủ mạnh để nói rõ cho nhân dân thế giới biết thực trạng ở Việt Nam. Cả Đông Dương lúc đó chỉ có một số hãng Radio tư nhân nhỏ lẻ như Sindex Hải Phòng, Jai den xeniro, Siranoyoru ở Sài Gòn dùng để quảng cáo, thương mại nhưng hoàn toàn chưa có Đài Phát thanh Quốc gia.[10]
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Trần Huy Liệu – Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc biệt gấp rút thành lập một Đài Phát thanh Quốc gia. Ông Xuân Thủy, Ủy viên Ủy ban Cách mạng lâm thời Bắc Bộ được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện.[10]
Đầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài là bài Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.[11]
Lời xướng của Đài dùng từ buổi phát thanh đầu tiên (7 tháng 9 năm 1945) đến ngày 1 tháng 7 năm 1976 (do Nguyễn Văn Nhất và Dương Thị Ngân thể hiện):[10]
Lời xướng dùng từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay (do Hà Phương và Hoàng Yến thể hiện):[10]