Chính Sách Miễn Giảm Thuế Năm 2022

Chính Sách Miễn Giảm Thuế Năm 2022

Sinh viên là con của người có công với cách mạng, cụ thể:

Sinh viên là con của người có công với cách mạng, cụ thể:

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021

Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 áp dụng đối với người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế bao gồm các doanh nghiệp sau:

Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm của kỳ tính thuế năm 2021 được tính trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp, số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm được tính trên số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021, sau khi đã trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo quy định chung (nếu có).

Miễn thuế môn bài doanh doanh nghiệp thành lập mới năm 2021

Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì tất cả các loại hình kinh doanh, doanh nghiệp thành lập năm 2021 đều được miễn thuế môn bài cho năm 2021.

Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất căn cứ dữ liệu quản lý thuế, xác định số tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, năm 2021 của người nộp thuế để ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp.

Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quyết định miễn tiền chậm nộp đối với người nộp thuế.

Quý khách hàng có nhu cầu kê khai thuế, báo cáo thuế xin vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ chu đáo với chất lượng tốt nhất và chi phí dịch vụ hợp lý nhất!

Năm 2020 và 2021, các hãng hàng không vừa thua lỗ do đại dịch Covid-19 kéo dài, đầu năm 2022 đến nay, giá năng lượng và nguyên liệu cơ bản tăng mạnh nên vô cùng khó khăn.

Bởi vậy, một số hãng hàng không kiến nghị Bộ Tài chính miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 5% và tiếp tục giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu bay từ 7% xuống còn 0%.

Trả lời các đề xuất này, mới đây, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, để kịp thời hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước nói chung, ngành hàng không nói riêng trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bộ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền hàng loạt chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành hàng không, nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ là khoảng 129 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2021, giá trị hỗ trợ với tổng quy mô khoảng 145 nghìn tỷ đồng, trong đó có một số giải pháp về miễn, giảm thuế lần đầu được áp dụng kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra như giảm mức thuế VAT đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19; miễn tiền chậm nộp thuế.

Riêng đối với ngành hàng không, Bộ Tài chính cho hay, bộ trình Chính phủ, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành 3 Nghị quyết gồm: Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 và Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 và Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 quy định giảm 30% đến 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay.

Đáng nói, năm 2022,  mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng lên đến 50%, cao hơn năm trước đó.

Bộ Tài chính khẳng định, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sự tăng giá mặt hàng xăng, dầu gần đây tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước, không chỉ riêng ngành hàng không.

Năm 2022, nhằm tiếp tục hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế có thể sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Trong đó tiếp tục thực hiện các giải pháp giãn, giảm một số khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với quy mô khoảng 223 nghìn tỷ đồng.

“Như vậy, so với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung còn được áp dụng chính sách hỗ trợ về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay ngay từ khi thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát”, Bộ Tài chính cho biết.

Bộ cũng cho hay, trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, việc đặt vấn đề bổ sung thêm các giải pháp để hỗ trợ cho ngành hàng không cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước.

Bộ Tài chính thông tin thêm, hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng nhiên liệu bay là 7%.

Nhiên liệu bay nhập khẩu từ một số quốc gia có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam là thành viên được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn chỉ 5% trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, ví dụ như theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định ASEAN - Trung Quốc.

Bên cạnh đó, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đang được quy định tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế VAT.

“Do đó, kiến nghị giảm thuế suất thuế VAT từ 10% xuống mức 5% và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp hàng không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội”, Bộ Tài chính khẳng định.

Riêng đối với thuế VAT, hiện nay các doanh nghiệp hàng không cũng đang được hưởng lợi từ chính sách giảm 2% mức thuế suất thuế VAT quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 nêu trên.

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho một số đối tượng, trong đó có ngành hàng không.

Trước đó, một số hãng hàng không từng kiến nghị Bộ Tài chính miễn thuế bảo vệ môi trường với nhiên liêu bay về mức 1.000 đồng/lít hoặc miễn 100%, áp dụng đến hết năm 2022 cũng được Bộ Tài chính phản hồi rằng, ngoài chính sách giảm thuế, phí, lệ phí chung, ngành hàng không còn được hưởng thêm một số chính sách hỗ trợ riêng. Vì vậy, trong bối cảnh khó khăn chung, các doanh nghiệp cũng cần có sự chia sẻ nhất định với nhà nước.

U&I Logistics - Ngày 11/1 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu mức thuế VAT 10%. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

Dịch bệnh đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt, giá cước vận tải biển tăng cao kéo theo áp lực về dòng tiền của doanh nghiệp logistics lớn hơn rất nhiều. Để hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách giảm thuế VAT đóng vai trò then chốt giúp tiết kiệm chi phí cho dịch vụ logistics nói riêng và hàng hóa, dịch vụ nói chung.

Cụ thể về chính sách miễn, giảm thuế VAT: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản,…

Ngoài ra, các chính sách về đầu tư phát triển, về an sinh xã hội, lao động, việc làm và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cũng được đồng thời triển khai.

Sau tin vui về chính sách thuế, nhiều chính sách được đề xuất để thúc đẩy ngành dịch vụ mũi nhọn trong năm 2022. Tiêu biểu là đề nghị của ban lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) về việc không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí dịch vụ logistics nói chung, như chi phí vận tải, giá nhiên liệu, giá BOT, phí và các lệ phí có liên quan khác, giảm mức thu phí hạ tầng cảng biển của các tỉnh thành trên cả nước.

Hơn nữa, các doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ có quyết sách phát triển ngành vận tải biển mang thương hiệu Việt Nam. Điển hình như phát triển đội tàu container cỡ lớn kinh doanh tuyến xa nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp logistics trong nước.

Khởi đầu năm 2022 bằng những tín hiệu tốt, ngành logistics hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều cơ hội đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng khiến các doanh nghiệp này tìm cách tiết kiệm chi phí khi tìm kiếm địa điểm đầu tư mới. Có thể nói, để thu hút và giữ chân doanh nghiệp FDI thì dịch vụ logistics được xem là một trong những yếu tố tiên quyết. Vì thế, chi phí hàng hóa, dịch vụ giảm thiểu từ chính sách thuế VAT chính là thời cơ tốt dành cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam.

Tại cuộc họp thường kỳ về các chính sách của Quốc vụ viện Trung Quốc do Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức mới đây, cơ quan chức năng của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, trong đó có biện pháp hoàn thuế và giảm thuế.

Năm 2022, Trung Quốc sẽ thực hiện hoàn thuế quy mô lớn khoảng 1.500 tỷ nhân dân tệ. Tất cả các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đủ điều kiện, tỷ lệ hoàn thuế gia tăng sẽ tăng lên đến 100%. Phạm vi hoàn trả hàng tháng của các khoản tín dụng thuế gia tăng cũng sẽ được mở rộng cho tất cả các ngành sản xuất cũng như các ngành như nghiên cứu khoa học, dịch vụ kỹ thuật và việc hoàn trả một lần các khoản tín dụng thuế hiện có trong các ngành này sẽ được thực hiện trước khi kết thúc năm nay.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Hứa Hồng Tài, sau khi thực hiện các chính sách trên, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đủ điều kiện và sáu ngành công nghiệp như sản xuất sẽ được giải quyết hoàn toàn các khoản thuế gia tăng. Mức giảm thuế và phí giảm thực tế được kỳ vọng sẽ bù đắp đảm bảo hiệu quả hoạt động thông suốt của tài chính cấp quận, huyện.

Hiện hệ thống thuế của Trung Quốc đang tiến hành rà soát toàn diện việc xác định ngành nghề của người nộp thuế và các doanh nghiệp được xác định là lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ đáp ứng các điều kiện hoàn thuế, đồng thời tối ưu hóa và nâng cấp cục thuế điện tử cũng như các hệ thống thuế khác.

Phó Cục trưởng Cục thuế nhà nước Trung Quốc Vương Đạo Thụ cho biết, để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện chính sách hoàn thuế, đặc biệt là các hoạt động gian lận thuế, trốn thuế, Trung Quốc tiếp tục tăng cường giám sát, trấn áp các hoạt động vi phạm pháp luật, đảm bảo các trường hợp gian lận, bất hợp pháp để được hoàn thuế sẽ bị phát hiện nhằm tạo ra một môi trường thuế công bằng, theo đúng quy định của pháp luật./.