Hằng năm, tỷ lệ thanh niên bước vào tuổi lao động cao nên công tác hỗ trợ khởi nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên luôn được các cấp, ngành quan tâm. Tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh và Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp.
Hằng năm, tỷ lệ thanh niên bước vào tuổi lao động cao nên công tác hỗ trợ khởi nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên luôn được các cấp, ngành quan tâm. Tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh và Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp.
Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình là hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh doanh: Tìm kiếm, sàng lọc và củng cố các ý tưởng khởi nghiệp có tiềm năng; hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên; hỗ trợ tư vấn pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp; hỗ trợ liên kết, phát triển mạng lưới doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong đó, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp như: kiến thức về quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, marketing, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng...
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính, kế toán, thuế, hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cho thanh niên mới khởi nghiệp; giới thiệu, tư vấn, kết nối cho thanh niên có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp tham quan thực tế các nhà máy, các doanh nghiệp điển hình trong từng lĩnh vực, ngành nghề.
Tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu cho thanh niên khởi nghiệp kiến thức về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, vận chuyển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và các nội dung khác trong quá trình sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác thế mạnh, tiềm năng sẵn có của vùng miền, địa phương.
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ; xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng nhằm kết nối thanh niên với các quỹ đầu tư.
Tăng cường hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh do đoàn viên, hội viên, thanh niên làm chủ thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh quản lý; do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và nguồn vốn hợp pháp khác.
Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp mới thành lập với các quỹ đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại.
Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương phân bổ nguồn ngân sách để xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; vận động nguồn xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.
Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. Cụ thể, định kỳ tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp.
Kết nối với các doanh nghiệp vận chuyển lớn ưu đãi chi phí vận chuyển các sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp.
Tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn cho thanh niên khởi nghiệp về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin về các thị trường quốc tế; tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã thanh niên áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển các mô hình chợ điện tử, liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn để hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp.
Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình giai đoạn 1 (2022 - 2025) là hỗ trợ ít nhất 8.000 thanh niên khởi nghiệp, trong đó có 1.000 thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hằng năm, 100.000 thanh niên được trang bị kiến thức, tập huấn nâng cao năng lực về khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp.
Ít nhất 80.000 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Hỗ trợ thành lập 200 hợp tác xã do thanh niên làm chủ. Hằng năm hỗ trợ duy trì ít nhất 200 xã triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm của thanh niên đạt chuẩn OCOP.
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh
Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình là hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và phát triển kinh doanh: Tìm kiếm, sàng lọc và củng cố các ý tưởng khởi nghiệp có tiềm năng; hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho thanh niên; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên; hỗ trợ tư vấn pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp; hỗ trợ liên kết, phát triển mạng lưới doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong đó, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp như: kiến thức về quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, marketing, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng...
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính, kế toán, thuế, hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cho thanh niên mới khởi nghiệp; giới thiệu, tư vấn, kết nối cho thanh niên có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp tham quan thực tế các nhà máy, các doanh nghiệp điển hình trong từng lĩnh vực, ngành nghề.
Tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu cho thanh niên khởi nghiệp kiến thức về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, vận chuyển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm và các nội dung khác trong quá trình sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác thế mạnh, tiềm năng sẵn có của vùng miền, địa phương.
Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn
Hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ; xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng nhằm kết nối thanh niên với các quỹ đầu tư.
Tăng cường hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh do đoàn viên, hội viên, thanh niên làm chủ thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh quản lý; do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và nguồn vốn hợp pháp khác.
Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp mới thành lập với các quỹ đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của thanh niên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại.
Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương phân bổ nguồn ngân sách để xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; vận động nguồn xây dựng quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.
Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên. Cụ thể, định kỳ tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm khởi nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp.
Kết nối với các doanh nghiệp vận chuyển lớn ưu đãi chi phí vận chuyển các sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp.
Tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn cho thanh niên khởi nghiệp về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin về các thị trường quốc tế; tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã thanh niên áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển các mô hình chợ điện tử, liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn để hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp.
Thời gian qua, từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh đã có thêm nguồn lực để khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đắk Lắk hiện có 494.537 thanh niên (chiếm khoảng 25,8% dân số toàn tỉnh), trong đó có 78.853 đoàn viên đang sinh hoạt. Các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm.
Là đơn vị nhận ủy thác, tổ chức đoàn thanh niên đã phát huy vai trò "cầu nối" đưa vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đến với thanh niên. Theo đó, hằng năm, đoàn thanh niên tiến hành rà soát, thẩm định, bình chọn đúng đối tượng, trong đó ưu tiên đoàn viên, thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo vay vốn; tập trung tổ chức tập huấn, lồng ghép kiến thức về khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên để phát triển mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững. Đồng thời, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích; các tổ tiết kiệm và vay vốn đôn đốc những trường hợp vay vốn trả lãi và gốc theo định kỳ.
Những năm qua, Đoàn xã Ea M'droh (huyện Cư M’gar) luôn chủ động phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện triển khai thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ các nội dung ký kết với Ngân hàng CSXH huyện, Đoàn xã Ea M'droh thường xuyên triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đối tượng thụ hưởng; hướng dẫn tổ tiết kiệm và vay vốn và các thành viên về thủ tục vay vốn. Hiện nay, Đoàn Thanh niên xã Ea M'droh đang quản lý dư nợ hơn 8 tỷ đồng, với 192 hộ vay. Những hộ được tiếp nhận vốn vay đã tích cực phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhằm thoát nghèo bền vững.
Trước đây, gia đình anh Tằng Văn Hếnh (thôn Đồng Giao, xã Ea M'droh) thuộc diện hộ nghèo do đất sản xuất ít, công việc không ổn định. Thông qua các buổi họp thôn, anh biết đến nguồn vốn vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện. Năm 2015, anh Hếnh đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế. Lần lượt các năm 2018 và 2023, anh tiếp tục vay thêm 40 triệu đồng và 50 triệu đồng mua đất, đầu tư trồng mới cà phê. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, vườn cà phê của gia đình anh được chăm sóc đúng kỹ thuật, đủ phân bón, nước tưới nên cho năng suất, thu nhập cao, giúp anh vươn lên thoát nghèo.
Cũng được hưởng lợi từ vốn ủy thác qua đoàn thanh niên là anh Y Âu Hđơk (buôn Năc, xã Ea Bông, huyện Krông Ana). Thông qua các buổi sinh hoạt, anh được Đoàn xã Ea Bông tư vấn, hỗ trợ tiếp cận các chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH. Năm 2023, gia đình anh vay 30 triệu đồng để chăn nuôi bò sinh sản. Từ 2 con bò mẹ ban đầu, đến nay đàn bò của gia đình anh có 4 con, trong đó có 3 con chuẩn bị sinh sản. Anh Y Âu cho biết, mỗi con bê bán được khoảng 5 triệu đồng, với đà này thì chỉ năm sau là trả hết khoản vay 30 triệu đồng của ngân hàng, cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn nhiều. Anh dự kiến tiếp tục vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH triển khai thực hiện tốt những nội dung ủy thác, thực hiện giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, tổng dư nợ do đoàn thanh niên quản lý đạt gần 1.455 tỷ đồng, với 32.168 hộ vay vốn (tăng 121 tỷ đồng so với cuối 2023). Toàn tỉnh hiện có 771 tổ tiết kiệm và vay vốn thanh niên, trong đó có 754 tổ xếp loại tốt (chiếm tỷ lệ 97,8%), 12 tổ khá, 5 tổ trung bình và không có tổ loại yếu. Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã có nhiều thanh niên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lực lượng đoàn viên, thanh niên tại địa phương.