Đại hoàng còn có tên gọi khác là xuyên đại hoàng, tướng quân. Tên khoa học Rheum sp. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.
Đại hoàng còn có tên gọi khác là xuyên đại hoàng, tướng quân. Tên khoa học Rheum sp. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có đại hoàng như sau:
+ Vị tràng thực nhiệt dẫn đến đại tràng bí kết, táo bón nặng, thậm chí có khi dẫn đến sốt cao, nói mê sảng, phát cuồng: Đại hoàng (nướng), hậu phác mỗi vị 9g; mang tiêu 15g; chỉ thực 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.
+ Nếu táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh: Đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g; chỉ thực 6g; hoặc đại hoàng 6g; vừng đen 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo bón.
+ Người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp: Đại hoàng (sao vàng) 45g; đào nhân 20g; mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Các vị nghiền bột mịn, thêm mật ong làm hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g. Hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ xác.
Cần lưu ý rằng, để tăng nhu động ruột và làm cho đại tiện thông suốt, bao giờ đại hoàng cũng được dùng kèm với chỉ xác (đại hoàng phi chỉ xác bất thông), có nghĩa là đại hoàng làm phân nát ra, song để tống ra ngoài cần phải có chỉ xác, là những vị thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột.
Lưu ý: Khi dùng đại hoàng trị táo bón không nên dùng thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại, mặt khác đi ngoài nhiều bệnh nhân mất tân dịch sẽ gây mệt mỏi.
- Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù: Đại hoàng (sao cháy); hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.
- Trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú...: Đại hoàng (chích rượu) tán bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.
- Trị biến chứng đái tháo đường
Trị đái tháo đường biến chứng thận: Hoàng kỳ sống 30g; xích thược 15g; xuyên khung, đương quy, kê nội kim, thương truật mỗi vị 15g; đào nhân, hồng hoa, đại hoàng mỗi vị 6g; tang ký sinh 10g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm. Bài thuốc phù hợp với những trường hợp khí hư, huyết ứ, người mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, có protein trong nước tiểu.
+ Vàng da do viêm gan cấp: Ngoài điều trị tích cực bằng y học hiện đại có thể phối hợp với y học cổ truyền hiệu quả điều trị rất tốt. Phép điều trị là thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng. Dùng bài "Nhân trần cao thang" gồm nhân trần 84g, đại hoàng 24g, chi tử 14g, sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Lợi mật, giảm mỡ máu, ức chế sự thoái hóa của tế bào gan đạt hiệu quả tốt, vàng da giảm nhanh, tế bào gan hồi phục nhanh chóng.
+ Xơ gan: Đại hoàng 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 12g, bán chi liên 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, xích thược 10g, đào nhân 10g, uất kim 8g, sài hồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng thanh nhiệt giải độc, ích khí hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, tiêu trướng trừ mãn, cải thiện chức năng gan, hạn chế xơ hóa tế bào gan; đạt hiệu quả cao.
- Chữa hắc lào: Đại hoàng 10g, dấm 5ml, rượu 50ml. Ngâm trong 10 ngày, lấy ra bôi lên các vết hắc lào đã rửa sạch.
- Uống quá liều gây ra buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng chướng, đại tiện lỏng… Mặc dù đại hoàng có tác dụng thông tiện nhuận tràng nhưng dùng liên tục trong một thời gian dài lại gây ra hiện tượng táo bón thứ phát.
- Thận trọng khi dùng cho những người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Bắp cải - món ăn bài thuốc | SKĐS
Vai trò chữa bệnh của thức ăn đang được chú ý ở Mỹ, được kỳ vọng không chỉ cải thiện sức khỏe bệnh nhân mà còn giảm nhẹ tiền chữa bệnh cho họ.
Tại Mỹ, chương trình bảo hiểm Medicaid thường chỉ chi trả các chi phí y tế. Ở các bang như California, Arkansas, Oregon và Massachusetts, Medicaid đang trả tiền cho các chương trình thực phẩm y tế đối với bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến chế độ ăn.
Mục đích của các thử nghiệm này là để xem liệu việc cung cấp thực phẩm bổ dưỡng có thể ngăn ngừa, kiểm soát và điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống một cách hiệu quả hay không. Kê đơn thực phẩm bên cạnh thuốc cũng có thể giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.
Trên báo The Washington Post, bác sĩ Daphne Miller viết về sự thay đổi của người phương Tây trong quan niệm món ăn có thể hữu ích với việc điều trị bệnh:
Dariush Mozaffarian, trưởng khoa chính sách tại Trường Chính sách và Khoa học dinh dưỡng Tufts Friedman, xác nhận đúng là thời thế đã thay đổi.
"5-6 năm trước, nếu tôi đến các bệnh viện lớn và nói về món ăn bài thuốc, chắc chắn là tôi nhận lại cái nhìn dửng dưng và những email từ chối lịch sự" - Mozaffarian kể.
Phong trào xem thực phẩm là thuốc đang được nhiều chính trị gia Mỹ ủng hộ. Hạ nghị sĩ Jim McGovern cho biết:
"Chẳng hiểu tại sao mà lâu nay chúng ta thấy kê những đơn thuốc đắt đỏ là hợp lý mà không thấy rằng kê thực phẩm tốt cho sức khỏe trong đơn thuốc là hợp lý. Tại sao chúng ta lại do dự trong thay đổi tích cực hơn?".
Câu hỏi này không khó để trả lời. Theo trang tin tức về sức khỏe của Mỹ STAT, các chuyên gia về chính sách thực phẩm, nhà nghiên cứu, giám đốc các công ty bảo hiểm, nhà đầu tư và các tổ chức ủng hộ các chương trình hỗ trợ thực phẩm chỉ ra hai rào cản lớn nếu muốn sử dụng thực phẩm bên cạnh thuốc điều trị: thiếu nghiên cứu đủ tốt để chứng minh vấn đề sức khỏe nào thì đáp ứng tốt nhất với loại thực phẩm nào và chưa có cơ chế cho các công ty bảo hiểm thanh toán.
Trong khi thuốc có hàm lượng rõ ràng, hiện nay không có định nghĩa thống nhất về những gì cấu thành một món ăn với tư cách là phương thuốc chữa bệnh.
"Sử dụng món ăn như thuốc chưa có các bằng chứng vững chắc so với các lĩnh vực khác của y tế. Nếu so sánh số lượng nghiên cứu có sẵn về thực phẩm và dinh dưỡng so với thuốc vắc xin, thiết bị y tế - vốn được thực hiện bằng các phương pháp có độ chính xác cao như thực nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, chúng ta chưa có các loại bằng chứng mạnh như vậy" - Matt Eyles, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Công ty bảo hiểm AHIP, nói. Tuy nhiên, ông cho rằng có sự quan tâm trong việc phát triển bằng chứng đó.
Các tổ chức làm về các chương trình dinh dưỡng, cứu trợ thực phẩm đề xuất ba can thiệp cụ thể bằng thực phẩm gồm cung cấp các bữa ăn do chuyên gia dinh dưỡng thiết kế trong một số điều kiện nhất định - gọi là bữa ăn phù hợp về mặt y tế; cung cấp các túi thực phẩm trong một số điều kiện nhất định - gọi là thực phẩm phù hợp về y tế, tại cửa hàng và cung cấp phiếu mua trái cây và rau quả tươi.
Nghiên cứu được đánh giá cao nhất hiện nay ở Mỹ là nghiên cứu về lợi ích của bữa ăn phù hợp về y tế.
Nghiên cứu này nhận thấy khoảng 100 bệnh nhân được nhận bữa ăn phù hợp về y tế qua các chương trình bảo hiểm Medicare và Medicaid có số lần đến phòng cấp cứu ít hơn 70% và số lần nhập viện ít hơn 52% so với 1.002 bệnh nhân không nhận được bữa ăn này.
Một nghiên cứu khác với khoảng 1.000 người trưởng thành cho thấy 500 người được nhận bữa ăn phù hợp về y tế có tỉ lệ nhập viện ít hơn 49% và tỉ lệ nhập cơ sở điều dưỡng ít hơn 72% so với 500 người không được nhận bữa ăn.
Vấn đề này có thể được làm sáng tỏ trong tương lai gần, khi nhiều nghiên cứu liên quan bắt đầu công bố kết quả.
Chẳng hạn, đến giữa năm nay, các nhà nghiên cứu của Trường Dinh dưỡng Tufts hy vọng sẽ công bố kết quả một thử nghiệm lâm sàng lớn, trong đó 450 bệnh nhân hưởng Medicaid bị mắc đái tháo đường type 2 được nhận giỏ thực phẩm lành mạnh.
Nếu mọi thứ thuận lợi, một thực nghiệm ngẫu nhiên với 1.400 người để đánh giá hiệu quả của việc cung cấp giỏ thực phẩm lành mạnh với an ninh lương thực và chỉ số BMI của trẻ em cũng sẽ công bố kết quả vào đầu mùa hè.
Tháng 9-2022, Quỹ Rockefeller công bố đầu tư 250 triệu USD cho Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ để tài trợ nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các chương trình thực phẩm là thuốc. Mặc dù nghiên cứu có thể sẽ không hoàn thành trong một vài năm, quỹ này đang mong đợi một số thông tin ban đầu sẽ có vào mùa xuân này.
Những người ủng hộ cho rằng khi có bằng chứng vững chắc xác nhận hiệu quả của bữa ăn phù hợp về y tế, mô hình này nên nhanh chóng được mở rộng.
"Nếu kê đơn là các bữa ăn phù hợp dinh dưỡng thì đó là 10 bữa/tuần hay 15 bữa/tuần. Nó phải phù hợp về mặt y tế như thế nào, cho cả gia đình hay chỉ dành cho bệnh nhân… Có rất nhiều câu hỏi rất thực tế cần được trả lời" - Mozaffarian lưu ý.